Thực hành 2 trang 93, 94 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải bài tập Toán lớp 8

636

Với giải Thực hành 2 trang 93, 94 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu

Thực hành 2 trang 93, 94 Toán 8 Tập 1: Cho các loại dữ liệu sau đây:

‒ Danh sách một số loại trái cây: cam, xoài, mít, …

‒ Khối lượng (tính theo g) của một số trái cây: 240; 320; 1 200; ...

‒ Độ chín của trái cây: rất chín, vừa chín, hơi chín, còn xanh, ...

‒ Hàm lượng vitamin C (tính theo mg) có trong một số trái cây: 95; 52; 28; ...

‒ Mức độ tươi ngon của trái cây: loại 1, loại 2, loại 3.

a) Tìm dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng trong các dữ liệu trên.

b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào có thể so sánh hơn kém?

c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là liên tục?

Lời giải:

a)

‒ Các dữ liệu định tính: danh sách một số loại trái cây; độ chín của trái cây; mức độ tươi ngon của trái cây.

‒ Các dữ liệu định lượng: khối lượng (tính theo g) của một số trái cây; hàm lượng vitamin C (tính theo mg) có trong một số trái cây.

b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu độ chín của trái cây và dữ liệu mức độ tươi ngon của trái cây có thể so sánh hơn kém.

c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, cả dữ liệu khối lượng (tính theo g) của một số trái cây và dữ liệu hàm lượng vitamin C (tính theo mg) có trong một số trái cây đều là dữ liệu liên tục.

Lý thuyết Phân loại dữ liệu theo các tiêu chí

2.1. Phân loại dữ liệu định tính

Dữ liệu định tính được chia thành hai loại:

– Dữ liệu định tính là dữ liệu thể hiện cách gọi tên. Ví dụ: giới tính, màu sắc, nơi ở, nơi sinh,...

– Dữ liệu biểu thị thứ bậc là dữ liệu thể hiện sự hơn kém. Ví dụ: mức độ hài lòng, trình độ tay nghề, khối lớp,...

2.2. Phân loại dữ liệu định lượng

Dữ liệu định lượng nhận giá trị thực và được chia thành hai loại:

– Loại rời rạc là dữ liệu chỉ nhận hữu hạn giá trị hoặc biểu thị số đếm. Ví dụ: cỡ giày, số học sinh, số ngày công, số vật nuôi,...

– Loại liên tục là dữ liệu có thể nhận mọi giá trị trong một khoảng nào đó. Ví dụ: chiều dài, khối lượng, thu thập, thời gian,...

Ví dụ 2.

Cho các loại dữ liệu sau:

– Học lực của một số bạn học sinh trong lớp: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung Bình, Yếu, Kém,...

– Các loại cây trong một khu vườn: cam, mít, xoài, ổi, táo,...

– Điểm kiểm tra môn Toán của các bạn Hà, Trang, Bình, An: 9,7,8,7

– Cân nặng (tính theo kilogam) của một số bạn học sinh trong lớp: 40; 39,5; 42; 38; 45;...

a) Tìm dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng trong các dữ liệu trên.

b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào có thể so sánh hơn kém?

c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là rời rạc? Vì sao?

Hướng dẫn giải

a) Học lực của một số bạn học sinh trong lớp và Các loại cây trong một khu vườn là dữ liệu định tính.

Điểm kiểm tra môn Toán của các bạn Hà, Trang, Bình, An và Cân nặng (tính theo kilogam) của một số bạn học sinh trong lớp là dữ liệu định lượng.

b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, chỉ dữ liệu Học lực của một số bạn học sinh trong lớp có thể so sánh hơn kém.

c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu Điểm kiểm tra môn Toán của các bạn Hà, Trang, Bình, An là rời rạc vì nó chỉ nhận giá trị hữu hạn.

Từ khóa :
toán 8
Đánh giá

0

0 đánh giá