Ngân hàng Y muốn duy trì mức lãi suất huy động vốn thấp trong khi Chính phủ đang chủ trương

519

Với giải Luyện tập 3 trang 21 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3: Lạm phát giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 3: Lạm phát

Video bài giải KTPL 11 Bài 3: Lạm phát - Kết nối tri thức

Luyện tập 3 trang 21 KTPL 11: Em hãy thể hiện thái độ của mình đối với hành vi của chủ thể ở các trường hợp dưới đây trong việc chấp hành chủ trương, chính sách nhà nước về lạm phát.

a. Ngân hàng Y muốn duy trì mức lãi suất huy động vốn thấp trong khi Chính phủ đang chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

b. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, Uỷ ban nhân dân huyện C phát động phong trào tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu công của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước.

c. Giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng cao, thành phố H tăng cường kiểm soát giá và sử dụng hiệu quả mạng lưới phân phối của các siêu thị để bình ổn giá.

Lời giải:

- Trường hợp a. Không đồng tình với hành vi của ngân hàng Y, vì:

+ Việc Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ (tăng lãi suất huy động, giảm mức cung tiền,…) là một biện pháp tích cực góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát; đồng thời đảm bảo quyền lợi cho các cá nhân và hộ dân gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

+ Việc ngân hàng Y mong muốn duy trì mức lãi suất huy động vốn thấp sẽ gây cản trở cho chính sách phát triển kinh tế chung của nhà nước; đồng thời, gây thiệt hại cho các khách hàng của ngân hàng Y.

- Trường hợp b. Đồng tình với hành động của Uỷ ban nhân dân huyện C. Vì: cắt giảm chi tiêu công cũng là một biện pháp tích cực, góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát.

- Trường hợp c. Đồng tình với hành động của thành phố H. Việc tăng cường kiểm soát giá cả và mạng lưới phân phối sẽ hạn chế tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa, từ đó góp phần bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Xác định nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong thông tin sau:

Thông tin.Khi mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP lớn thì sức ép lạm phát bắt đầu xuất hiện. Ví dụ, trong hai năm 2005 và 2006, GDP của Việt Nam tăng trưởng 17%, trong khi đó, tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi trong ngân hàng tăng tới 73%.

A. Chi phí sản xuất tăng cao.

B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.

C. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.

D. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.

Đáp án đúng là: D

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát được đề cập trong đoạn thông tin trên là: Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.

Câu 2. Mức độ lạm phát vừa phải sẽ

A. kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

B. không có tác động gì tới nền kinh tế.

C. kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

D. đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Đáp án đúng là: C

Lạm phát cao gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, mức độ lạm phát vừa phải sẽ kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu của của lạm phát đối với đời sống xã hội?

A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.

B. Mức sống của người dân giảm sút.

C. Giảm tình trạng phân hóa giàu - nghèo.

D. Thu nhập thực tế của người lao động giảm.

Đáp án đúng là: C

- Hậu quả của lạm phát đối với xã hội:

+ Giá cả hàng hóa cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút. Bên cạnh đó, lạm phát cao thường khiến nhiều người mất việc làm, không có thu nhập, đời sống nhiều gia đình bấp bênh, gặp nhiều khó khăn.

+ Lạm phát tăng cao, kéo dài có thể gây ra khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,....

+ Làm cho việc phân phối và phân phối lại tài sản giữa các tầng lớp dân cư không hợp lí (có lợi cho người đi vay; gây thiệt hại cho người cho vay; làm thu nhập thực tế của người lao động giảm; gia tăng tình trạng phân hóa giàu - nghèo,…).

Đánh giá

0

0 đánh giá