Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 3: Lạm phát sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 3: Lạm phát
Câu 1 trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng nhất.
a) trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Lạm phát là hiện tượng
A. mức giá một mặt hàng tăng cao.
B. mức giá chung của nền kinh tế tăng cao, liên tục.
C. mức giá một số mặt hàng tăng cao trong thời gian ngắn.
D. mức giá xăng dầu tăng cao, liên tục.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
b) trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nguyên nhân gây ra lạm phát do
A. các ngân hàng tăng lãi suất huy động vốn.
B. Chính phủ tăng chi tiêu.
C. tỉ lệ thất nghiệp tăng.
D. giá thịt lợn tăng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
c) trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Điều gì xảy ra khi lạm phát tăng cao?
A. Hộ gia đình cần ít tiền hơn để giao dịch.
B. Doanh nghiệp trả lương thấp hơn.
C. Mức giá chung tăng và duy trì mặt bằng giá mới.
D. Giá trị đồng tiền giảm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
d) trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Lạm phát có thể tăng do
A. mức thuế tăng.
B. dân số gia tăng.
C. giá các nguyên liệu sản xuất tăng.
D. Chính phủ thắt chặt chi
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
a. Lạm phát là hiện tượng kinh tế không diễn ra thường xuyên.
b. Mỗi khi có lạm phát, Chính phủ đều giảm mức cung tiền để kiềm chế lạm phát.
c. Ngân hàng luôn giảm lãi suất tiền gửi mỗi khi lạm phát tăng cao.
d. Lạm phát chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế chưa phát triển.
Lời giải:
a. Không tán thành, vì lạm phát là hiện tượng kinh tế diễn ra thường xuyên, do có nhiều nhân tố dẫn đến lạm phát.
b. Tán thành, vì khi lạm phát tăng cao, Chính phủ giảm mức cung tiền sẽ làm cho lượng tiền trong lưu thông giảm khiến lãi suất huy động sẽ tăng, lượng cầu mua sắm hàng hoá giảm, giá cả hàng hoá trên thị trường sẽ giảm góp phần kiềm chế lạm phát.
c. Không tán thành, vì khi lạm phát tăng cao khiến đồng tiền nội tệ mất giá, nếu ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi thì lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm sút sẽ làm tăng nhu cầu mua sắm làm cho giá cả hàng hoá tăng thêm, lạm phát có thể tăng cao hơn.
d. Không tán thành, vì lạm phát là hiện tượng phổ biến đối với mọi quốc gia đang vận hành theo cơ chế thị trường trong đó có cả các nước có nền kinh tế phát triển.
a. Chính phủ thực hiện miễn giảm thuế thu nhập cá nhân.
b. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng.
c. Chính phủ giảm mức cung tiền cho thị trường.
Lời giải:
a. Chính phủ miễn giảm thuế thu nhập cá nhân dẫn đến người dân có nhiều tiền đi t hơn để chi tiêu, khiến tổng cầu tăng lên. Nếu nền kinh tế đang suy thoái thì tiện đây là chính sách tác động tích cực giúp nền kinh tế phát triển. Nếu nền kinh tế đang lạm phát thì chính sách này có thể làm cho lạm phát gia tăng.
b. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng làm gia tăng tổng cầu, nếu tổng cung không thay đổi thì sẽ dẫn đến mất cân đối cung - cầu, giá cả hàng hoá tăng làm cho lạm phát tăng thêm.
c. Chính phủ giảm mức cung tiền khiến cho mức lãi suất chung có thể tăng. Điều này có thể dẫn đến giảm đầu tư cho sản xuất kinh doanh, giảm tiêu dùng, do đó giá cả hàng hoá có xu hướng giảm, góp phần làm giảm lạm phát.
a. Hoạt động xuất khẩu tăng mạnh.
b. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu nhập khẩu trong khi giá của chúng đang tăng cao.
c. Giá xăng tăng cao.
Lời giải:
a. Hoạt động xuất khẩu tăng mạnh có thể gây ra lạm phát vì xuất khẩu tăng làm tăng thêm nhu cầu hàng hoá trên thị trường, nếu tổng cung không tăng sẽ khiến cho mất cân đối cung - cầu làm cho giá cả hàng hoá tăng gây lạm phát.
b. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu nhập khẩu trong khi giá của chúng đang tăng cao có thể gây ra lạm phát vì giá của những yếu tố đầu vào này tăng làm cho chi phí sản xuất tăng, khiến cho giá cả các hàng hoá tăng theo, gây nên lạm phát.
c. Xăng là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất nên khi giá xăng tăng cao làm xuất nên khi cho chi phí sản xuất tăng khiến giá cả các hàng hoá tăng gây lạm phát.
a. Tỉnh B quyết định bắt đầu triển khai thực hiện dự án xây dựng sân golf.
b. Doanh nghiệp X xem xét tăng lương cho nhân viên.
c. Một số cửa hàng bán xăng dầu bán cầm chừng chờ tăng giá.
d. Chị M bán vàng lấy tiền gửi tiết kiệm.
Lời giải:
a. Khi lạm phát đang tăng cao, cần có biện pháp giảm bớt tổng cầu, trong đó có việc các địa phương xem xét tạm dừng triển khai các dự án đầu tư chưa thực sự cần thiết, mới bắt đầu thực hiện. Vì vậy, đây là việc làm không phù hợp.
b. Khi lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá, Doanh nghiệp X tăng lương cho nhân viên là hợp lí, góp phần giảm bớt khó khăn cho người lao động.
c. Đây là việc làm đầu cơ trục lợi ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của người tiêu dùng, gây mất cân đối cung - cầu về xăng dầu trên thị trường, có thể là nguyên nhân làm cho lạm phát tiếp tục tăng cao.
d. Đây là hành vi không phù hợp vì khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, bán vàng đi lấy tiền gửi tiết kiệm sẽ làm giảm bớt giá trị tài sản.
Lời giải:
Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường
Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Lý thuyết KTPL 11 Bài 3: Lạm phát
1. Khái niệm và các loại hình lạm phát
a) Khái niệm lạm phát
- Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định.
b) Các loại hình lạm phát
- Căn cứ vào mức độ lạm phát, có các loại lạm phát sau:
+ Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% - dưới 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
+ Lạm phát phi mã: mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% - 1.000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế. Đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm, người dân tránh giữ tiền mặt.
+ Siêu lạm phát: giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.
2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
- Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát:
+ Chi phí sản xuất tăng cao: việc tăng giá các yếu tố đầu vào của sản xuất (như: xăng, dầu, điện, nguyên liệu,...) đẩy chi phí sản xuất tăng cao khiến cho giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường tăng gây lạm phát.
+ Cầu tăng cao do có yếu tố tác động làm tổng cầu tăng cao nhưng tổng cung không thay đổi dẫn đến mức giá chung tăng gây lạm phát
+ Phát hành thừa tiền trong lưu thông: khi lượng tiền phát hành vượt quá mức cần thiết làm xuất hiện tình trạng người giữ tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hóa, làm cho giá cả hàng hóa leo thang gây lạm phát.
3. Hậu quả của lạm phát
- Lạm phát cao gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội:
+ Giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất tăng cao khiến chi phí tăng, tác động trực tiếp đến việc giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho kinh tế suy thoái và thất nghiệp gia tăng. Giá cả các hàng hóa không ngừng tăng dẫn đến tình trạng đầu cơ, tích trữ nhiều hàng hóa, tạo thêm sự khan hiếm, đẩy giá cả hàng hóa tiếp tục tăng gây nhiễu loạn thị trường.
+ Giá cả hàng hóa cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút Bên cạnh đó, lạm phát cao thường khiến nhiều người mất việc làm, không có thu nhập, đời sống nhiều gia đình bấp bênh, gặp nhiều khó khăn. Lạm phát tăng cao, kéo dài có thể gây ra khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,....
- Tuy nhiên, mức độ lạm phát vừa phải sẽ kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát
- Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát:
+ Luôn theo dõi biến động giá cả trên thị trường, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức cho phép.
+ Đưa ra chính sách, biện pháp, sử dụng các công cụ điều tiết để kiềm chế, đẩy lùi lạm phát như: thực hiện chính sách tiền tệ (tăng lãi suất, giảm mức cung tiền,...), thực hiện chính sách tài chính thắt chặt (cắt giảm chi tiêu công), hỗ trợ thu nhập cho người gặp khó khăn, tăng cường quản lý thị trường (chống đầu cơ tích trữ hàng hóa, sử dụng dự trữ quốc gia để bình ổn cung - cầu, bình ổn giá trên thị trường,...).