Ở mỗi mức độ đó, lạm phát tác động đến kinh tế - xã hội nước ta như thế nào

443

Với giải Câu hỏi 2 trang 18 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3: Lạm phát giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 3: Lạm phát

Video bài giải KTPL 11 Bài 3: Lạm phát - Kết nối tri thức

Câu hỏi 2 trang 18 KTPL 11: Ở mỗi mức độ đó, lạm phát tác động đến kinh tế - xã hội nước ta như thế nào?

Lời giải:

- Mức lạm phát phi mã (trong các năm 1986, 2010 - 2011) gây bất ổn nghiêm trọng cho nền kinh tế. Lúc này, đồng tiền bị mất giá một cách nhanh chóng; lãi suất thực tế giảm.

- Lạm phát ở mức vừa phải (năm 2012 - 2013), giá cả hàng hóa thay đổi chậm, khiến nền kinh tế phát triển tương đối ổn định; đời sống của người dân bớt khó khăn.

Lý thuyết Khái niệm và các loại hình lạm phát

a) Khái niệm lạm phát

- Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 3: Lạm phát | Kinh tế Pháp luật 11

b) Các loại hình lạm phát

- Căn cứ vào mức độ lạm phát, có các loại lạm phát sau:

+ Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% - dưới 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.

+ Lạm phát phi mã: mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% - 1.000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế. Đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm, người dân tránh giữ tiền mặt.

+ Siêu lạm phát: giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Đánh giá

0

0 đánh giá