Em có nhận xét gì về sự biến động chỉ số giá tiêu dùng các năm trong giai đoạn

695

Với giải Câu hỏi 1 trang 16 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3: Lạm phát giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 3: Lạm phát

Video bài giải KTPL 11 Bài 3: Lạm phát - Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 16 KTPL 11: Em có nhận xét gì về sự biến động chỉ số giá tiêu dùng các năm trong giai đoạn 2016 - 2021?

Thông tin. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021, lạm phát ở Việt Nam được kiểm soát ở mức thấp là 1,84%. Trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước.

(Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2021, NXB Thống kê, 2022)

Em có nhận xét gì về sự biến động chỉ số giá tiêu dùng các năm (ảnh 2)

Lời giải:

- Nhận xét: trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Việt Nam có nhiều biến động. Cụ thể:

+ 2016 - 2018, chỉ số CPI có xu hướng tăng, từ 2,66% (năm 2016), tăng lên mức 3,54% (năm 2018).

+ 2018 - 2021, chỉ số CPI có xu hướng giảm, từ mức 3,54% (năm 2018), giảm xuống còn 1,84% (năm 2021).

Lý thuyết Khái niệm và các loại hình lạm phát

a) Khái niệm lạm phát

- Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 3: Lạm phát | Kinh tế Pháp luật 11

b) Các loại hình lạm phát

- Căn cứ vào mức độ lạm phát, có các loại lạm phát sau:

+ Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% - dưới 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.

+ Lạm phát phi mã: mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% - 1.000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế. Đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm, người dân tránh giữ tiền mặt.

+ Siêu lạm phát: giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Đánh giá

0

0 đánh giá