Em hãy xác định thời gian, ý nghĩa của những sự kiện tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn

4.2 K

Với giải Luyện tập 1 trang 85 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Luyện tập 1 trang 85 Lịch sử 7: Em hãy xác định thời gian, ý nghĩa của những sự kiện tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn theo bảng sau:

 (ảnh 5)

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục 1 SGK

Trả lời:

Sự kiện

Thời gian

Ý nghĩa

Hội thề Lũng Nhai

1416

Chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước để trong cõi được sống yên lành. Một lòng đánh giặc cứu nước

Giải phóng Nghệ An

1424

Giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào đèo Hải Vân.

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

Tháng 11-1426

điều kiện vây hãm Đông Quan, giải phóng nhiều châu huyện.

Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang

Tháng 10-1427

Mưu đồ cứu viện Đông Quan của quân Minh bị tan vỡ, đồng thời khiến quân Minh phải đầu hàng và rút lui về nước.

Hồi thề Đông Quan

10-12-1427

Chấm dứt chiến tranh giữa quân Minh và quân khởi nghĩa Lam Sơn.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Ai là người đã cùng Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn và viết ra tác phẩm Bình Ngô đại cáo?

A. Lê Lợi.

B. Nguyễn Trãi.

C. Lưu Nhân Chú.

D. Nguyễn Xí.

Đáp án đúng là: B

Nguyễn Trãi đã cùng với Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn và viết ra tác phẩm Bình Ngô đại cáo.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục đích của Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi tạm thời hòa hoãn với quân Minh (1423)?

A. Tranh thủ thời gian để tích trữ lương thảo, tranh thủ sức dân.

B. Nghi binh, lừa địch, đợi quân Minh sơ hở rồi tiến hành tấn công.

C. Tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng và sức mạnh của nghĩa quân.

D. Tranh thủ thời gian để tìm phương hướng mới cho cuộc khởi nghĩa.

Đáp án đúng là: B

- Năm 1423, Lê Lợi, Nguyễn Trãi quyết định tạm thời hòa hoãn với quân Minh nhằm: tranh thủ thời gian để: tích trữ lương thảo, tranh thủ sức dân; củng cố lực lượng, sức mạnh của nghĩa quân và tìm phương hướng mới cho cuộc khởi nghĩa.

Câu 3. Tình hình của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 - 1423) như thế nào?

A. Gặp nhiều khó khăn, hoạt động chủ yếu ở vùng núi rừng Nghệ An.

B. Giành được nhiều chiến thắng lớn như: Tốt Động - Chúc Động,...

C. Gặp nhiều khó khăn, tổn thất lớn, có lúc lực lượng chỉ còn 100 người.

D. Tiến công mạnh mẽ, triệt hạ được nhiều doanh trại của quân Minh.

Đáp án đúng là: C

Trong những năm đầu hoạt động (1418 - 1423), nghĩa quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn, tổn thất, có lúc lực lượng chỉ còn hơn 100 người.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 82 Lịch sử 7: Vì sao anh hùng hào kiệt khắp nơi tụ về Lam Sơn? Mục đích của họ là gì? Đọc thêm tư liệu 19.2 cho câu trả lời của em...

Câu hỏi trang 82 Lịch sử 7: Trình bày khó khăn của khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa...

Câu hỏi trang 82 Lịch sử 7: Khai thác tư liệu 19.3 và cho biết tại sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân vào Nghệ An? Kế hoạch đó đem lại kết quả thế nào?...

Câu hỏi trang 83 Lịch sử 7: Dựa vào lược đồ 19.4, 19.5 và thông tin trong bài, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến trận Tốt Động- Chúc Động và trận Chi Lăng- Xương Giang...

Câu hỏi trang 85 Lịch sử 7: - Hãy giải thích nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn...

Vận dụng 2 trang 85 Lịch sử 7: Kể tên các vị anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sưu tầm tư liệu và viết 1 đoạn văn ngắn kể về người anh hùng mà em có ấn tượng nhất...

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Bài 18 : Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)

Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527)

Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Đánh giá

0

0 đánh giá