Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

2.9 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài tập 1 trang 61 SBT Lịch sử 7: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ¨ trước các dữ kiện cho phù hợp.

¨ Năm 1416, tại Lũng Nhai, một địa điểm gần Lam Sơn, Nguyễn Trãi cùng 18 chiến hữu thân cận nhất làm lễ thể kết nghĩa anh em, nguyện một lòng đánh giặc cứu nước.

¨ Đầu năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Vạn Thắng Vương, truyền hịch, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.

¨ Giữa năm 1418, quân Minh vây ráp liên tiếp, tình thế nguy khốn. Một trong 18 hào kiệt Lũng Nhai là Lê Lợi đã đóng giả làm Lê Lai để nhử địch, cứu chủ tướng khỏi bị truy sát, giải vậy cho cuộc khởi nghĩa.

¨ Mùa hè năm 1424, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn, từng bước khôi phục và phát triển lực lượng.

¨ Tháng 9 - 1426, Vương Thông mở cuộc tấn công vào Cao Bộ (Chương Mỹ, | Hà Nội) nhưng rơi vào trận địa bị phục kích, tổn thất nặng nề.

¨ Cuối năm 1427, nghe tin Liễu Thăng đầu hàng nghĩa quân Lam Sơn, Mộc Thạnh dẫn quân tháo chạy về nước.

¨ Năm 1424, theo kế hoạch mà Nguyễn Chích đề xuất, Lê Lợi chuyển địa bàn hoạt động, đưa quân tiến về phía nam, đánh chiếm Nghệ An.

¨ Hội thề Đông Quan được tổ chức vào cuối năm 1427 tại phía nam thành Đông Kinh.

¨ Nguyễn Trãi đề cao nghệ thuật “tâm công”. Ông đã viết hàng chục lá thư dụ hàng quân Minh.

¨ Cho đến cuối năm 1425, nghĩa quân đã giải phóng được một vùng rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.

Trả lời:

[ Đ ] Năm 1416, tại Lũng Nhai, một địa điểm gần Lam Sơn, Nguyễn Trãi cùng 18 chiến hữu thân cận nhất làm lễ thể kết nghĩa anh em, nguyện một lòng đánh giặc cứu nước.

[ Đ ] Đầu năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Vạn Thắng Vương, truyền hịch, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.

[ S ] Giữa năm 1418, quân Minh vây ráp liên tiếp, tình thế nguy khốn. Một trong 18 hào kiệt Lũng Nhai là Lê Lợi đã đóng giả làm Lê Lai để nhử địch, cứu chủ tướng khỏi bị truy sát, giải vậy cho cuộc khởi nghĩa.

[ S ] Mùa hè năm 1424, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn, từng bước khôi phục và phát triển lực lượng.

[ S ] Tháng 9 - 1426, Vương Thông mở cuộc tấn công vào Cao Bộ (Chương Mỹ, Hà Nội) nhưng rơi vào trận địa bị phục kích, tổn thất nặng nề.

[ S ] Cuối năm 1427, nghe tin Liễu Thăng đầu hàng nghĩa quân Lam Sơn, Mộc Thạnh dẫn quân tháo chạy về nước.

[ Đ ] Năm 1424, theo kế hoạch mà Nguyễn Chích đề xuất, Lê Lợi chuyển địa bàn hoạt động, đưa quân tiến về phía nam, đánh chiếm Nghệ An.

[ Đ ] Hội thề Đông Quan được tổ chức vào cuối năm 1427 tại phía nam thành Đông Kinh.

[ Đ ] Nguyễn Trãi đề cao nghệ thuật “tâm công”. Ông đã viết hàng chục lá thư dụ hàng quân Minh.

[ Đ ] Cho đến cuối năm 1425, nghĩa quân đã giải phóng được một vùng rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.

Bài tập 2 trang 61 SBT Lịch sử 7: Dựa vào sơ đồ tóm tắt những sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn, hãy xác định các mốc sự kiện thuộc giai đoạn nào của khởi nghĩa Lam Sơn.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài tập 3 trang 62 SBT Lịch sử 7Quan sát lược đồ dưới đây và hoàn thành các nội dung:

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

1. Doanh trại của quân Minh đóng tại ..........................

2. Doanh trại của nghĩa quân Lam Sơn đóng tại ………………..

3. Quân Minh tấn công nghĩa quân Lam Sơn theo mấy hướng …………………..

4. Nghĩa quân đã đặt phục binh ở .......................... và ở ………………………

5. Cánh quân của Vương Thông sau khi thua trận đã rút chạy về ...............................

Trả lời:

1. Doanh trại của quân Minh đóng tại Ninh Kiều (Chương Mỹ, Hà Nội)

2. Doanh trại của nghĩa quân Lam Sơn đóng tại Cao Bộ (Chương Mỹ, Hà Nội)  

3.Quân Minh tấn công nghĩa quân Lam Sơn theo mấy hướng 2 hướng

4. Nghĩa quân đã đặt phục binh ở Tốt Động và ở Chúc Động

5. Cánh quân của Vương Thông sau khi thua trận đã rút chạy về Đông Quan

Bài tập 4 trang 63 SBT Lịch sử 7: So sánh sự giống nhau và khác nhau về cách đánh của nghĩa quân Lam Sơn trong hai trận đánh tiêu biểu là Tốt Động-Chúc Động (11 - 1426) và Chi Lăng - Xương Giang (10, 11 - 1427) và hoàn thành bảng dưới đây.

Nội dung so sánh

Trận Tốt Động - Chúc Động

Trận Chi Lăng - Xương Giang

Điểm giống nhau

 

Điểm khác nhau

 

 

 Trả lời:

Nội dung so sánh

Trận Tốt Động - Chúc Động

Trận Chi Lăng - Xương Giang

Điểm giống nhau

- Dựa vào địa thế hiểm trở để tổ chức phục kích quân địch.

- Chú trọng thực hiện chiến thuật “công tâm”.

- Thực hiện kế sách “vậy thành, diệt viện” (vây hãm thành Đông Quan và tiêu diệt viện binh).

Điểm  khác nhau

- Phục kích, chặn đánh cuộc tấn công của quân Minh

- Phục kích, chặn đánh lực lượng cứu viện của quân Minh

Bài tập 5 trang 64 SBT Lịch sử 7: Dựa vào hai tư liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Kế sách “vây thành, diệt viện”: Bàn về kế sách đánh giặc, Lê Lợi nói: “Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành hàng năm hàng tháng không ha được, khi ấy quân ta sức mỏi chínhất, nếu viện binh của giặc lại đến thì trước mặt, sau lưng đều bị tấn công, đó là con đường nguy hiểm. Chi bằng nuôi sức quân, mài giũa tinh thần sắc bén, để đợi viện binh của giặc. Viện binh giặc bị phá thì thành giặc nhất định phải hàng. Như thế là nhất cử lưỡng tiện, là mưu chước vẹn toàn”.

(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 275)

Chiến lược"tâm công”: ...Nguyễn Trãi nhân danh nghĩa quân Lam Sơn, nhân danh Lê Lợi viết thư dụ hàng gửi cho các tướng chỉ huy quân Minh như Trần Trí, Sơn Thọ, Phương Chính, Lý An, Thái Phúc, Đả Trung, Vương Thông và các ngụy quan cao cấp như Trần Phong, Lương Nhữ Hốt,... Qua các thư từ đó, Nguyễn Trãi đã tiến hành một cuộc đấu tranh tâm lí với kẻ thù một cách có hệ thống, bền bỉ và hiệu quả. Rất nhiều thành luỹ của quân Minh bị thu phục bởi chính sách dụ hàng. Đầu Đinh Mùi (1427), quân tướng nhà Minh trong các thành Tân Bình, Thuận Hoá, Nghệ An, Diễn Châu, Điêu Diêu đã lần lượt nộp thành đầu hàng. Sau đó, các thành Thị Cầu, Tam Giang cũng chịu ra hàng.

(Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử Việt Nam tập 3,

NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, trang 237)

1. Em hiểu như thế nào về kế sách “vây thành, diệt viên”?

2. Chiến thuật “tâm công” do Nguyễn Trãi đề xướng đã góp công lao gì trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Kế sách “vây thành, diệt viện” được hiểu là: vây hãm thành trì, tiêu diệt viện binh của giặc.

Yêu cầu số 2: Tác dụng của chiến thuật “công tâm”: thu phục được nhiều thành lũy của quân Minh, buộc nhiều tướng giặc phải ra hàng; hạn chế tổn thất xương máu cho cả 2 bên.

Bài tập 6 trang 65 SBT Lịch sử 7: Từ thông tin trong bài kết hợp với tư liệu dưới đây, hãy hoàn thành thẻ nhớ về Lê Lợi.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Tên nhân vật: Lê Lợi

- Năm sinh – năm mất: 1385 - 1433

- Công lao của Lê Lợi:

+ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi quân Minh xâm lược, giành lại nền độc lập cho dân tộc.

+ Khai mở ra triều Lê sơ.

- Điều em học tập được từ Lê Lợi: lòng yêu nước; thương dân; ý chí bền bỉ, kiên cường.

Xem thêm các bài giải Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)

Bài 20: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)

Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Đánh giá

0

0 đánh giá