Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O | Fe(OH)3 ra Fe2O3

697

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Sắt. Mời các bạn đón xem:

Phương trình 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

1. Phương trình phản ứng hóa học

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện chất rắn Sắt III oxit (Fe2O3)

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ cao

4. Tính chất hoá học

4.1. Tính chất hoá học của Fe(OH)3

- Mang đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ không tan.

Bị nhiệt phân

    2Fe(OH)3 Tính chất hóa học của Sắt hidroxit Fe(OH)3 | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng Fe2O3 + 3H2O

Tác dụng với axit

    Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

    Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O

5. Cách thực hiện phản ứng

- Nhiệt phân Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao

6. Bạn có biết

Tương tự Fe(OH)3 các hidroxit không tan như Cu(OH)2, Al(OH)3… nhiệt phân tạo thành oxit và nước

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế FeO ?

A. Dùng CO khử Fe2O3 ở 500°C.

B. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí.

C. Nhiệt phân Fe(NO3)2.

D. Đốt cháy FeS trong oxi.

Hướng dẫn giải

Để điều chế FeO, người ta khử Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao

Đáp án : A

Ví dụ 2: Tính chất vật lí nào dưới đây không phải là tính chất của Fe kim loại ?

A. Dẫn điện và nhiệt tốt.

B. Có tính nhiễm từ.

C. Màu vàng nâu, cứng và giòn.

D. Kim loại nặng, khó nóng chảy.

Hướng dẫn giải

Sắt có màu trắng, dẻo, dễ rèn

Đáp án : C

Ví dụ 3: Một loại quặng sắt (sau khi loại bỏ tạp chất) cho tác dụng với HNO3 không có khí thoát ra. Tên của quặng là

A.Hematit.   

B. Manhetit.    

C. Pirit.   

D. Xiđerit.

Hướng dẫn giải

Quặng sắt tác dụng HNO3 không có khí thoát ra → quặng sắt chứa Fe2O3.

→ Quặng hematit

Đáp án : A

Ví dụ 4: Bazo nào dưới đây bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước

A. Ba(OH)2.

B. Ca(OH)2.

C. KOH.

D. Zn(OH)2.

Đáp án D

Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH đều là baso tan không bị nhiệt phân hủy

Phương trình phản ứng xảy ra

Zn(OH)2 →  ZnO + H2O

Ví dụ 5: Dãy bazo nào sau đây bị nhiệt phân hủy

A. Ba(OH)2, NaOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3.

B. Cu(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2.

C. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2.

D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH.

Đáp án C:

Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2.

Phương trình phản ứng xảy ra

Cu(OH)2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} CuO + H2O

2Fe(OH)3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}Fe2O3 + 3H2O

Mg(OH)2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} MgO + H2O

Zn(OH)2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} ZnO + H2O

Ví dụ 6: Cặp chất tồn tại trong một dung dịch (chúng không phản ứng với nhau):

A. NaOH và KCl

B. NaOH và HCl

C. NaOH và MgCl2

D. NaOH và Al(OH)3

Đáp án A

Cặp chất tồn tại trong một dung dịch (chúng không phản ứng với nhau) là NaOH và KCl

Còn lại đều phản ứng với nhau

B. NaOH và HCl

NaOH + HCl → NaCl + H2O

C. NaOH và MgCl2

2NaOH + MgCl2→  2NaCl + Mg(OH)2

D. NaOH và Al(OH)3

Al(OH)3+ NaOH → NaAlO2+ 2H2O

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Sắt (Fe) và hợp chất:

Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O

Fe(OH)3 + 3HI → FeI3 + 3H2O

4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3 + 8NO2↑ + O2

6Fe(NO3)2 + 3Cl2 → 4Fe(NO3)3 + 2FeCl3

3Fe(NO3)2 + 2Al → 3Fe + Al(NO3)3

Đánh giá

0

0 đánh giá