Với giải Câu hỏi trang 37 Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
Câu hỏi trang 37 Lịch sử 10: Điều kiện chính trị - xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I-3 trang 36 SGK.
B2: Các từ khóa: thế kỉ XXI TCN, chế độ công xã nguyên thủy, quân chủ chuyên chế, xây dựng và củng cố, cơ cấu xã hội.
B3: Quan sát hình 7.3, hình 7.4, hình 7.5 qua đó thấy được tiến trình phát triển của văn minh Trung Hoa và sự xuất hiện của các giai tầng trong xã hội.
Trả lời:
- Khoảng cuối thế kỉ XXI TCN, chế độ công xã nguyên thủy tan rã, hình thành xã hội có phân hóa giai cấp và nhà nước.
- Từ các triều đại ban đầu là Hạ, Thương, Chu tổ chức bộ máy nhà nước được xây dựng theo mô hình quân chủ chuyên chế.
- Chế độ phong kiến chính thức được xác lập ở Trung Quốc thời Tần (năm 221 TCN).
- Thiết chế quân chủ chuyên chế tiếp tục được xây dựng và củng cố qua các triều đại từ Tần đến Minh, Thanh.
Lý thuyết Cơ sở hình thành
1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
a. Điều kiện tự nhiên
- Trung Quốc nằm ở phía đông bắc châu Á.
- Địa hình có nhiều núi và cao nguyên.
- Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang tạo nên những đồng bằng rộng màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
- Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới; phía đông thuộc khí hậu gió mùa, mưa nhiều vào mùa hạ.
Đồng bằng Hoa Nam ở Trung Quốc
b. Dân cư
- Từ thời nguyên thuỷ, các bộ lạc sớm đến cư trú trên lưu vực Hoàng Hà, hình thành tộc Hoa Hạ. Họ mở rộng lãnh thổ về phía nam, đồng hoá các cư dân bản địa. - Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, cộng đồng dân cư Hoa Hạ phát triển, dần thành một dân tộc ổn định vào thời Hán, gọi là Hán tộc, giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa.
2. Điều kiện kinh tế
- Trồng các loại cây: lúa mì, kê, dâu, đay,...
- Công cụ sản xuất chủ yếu làm bằng gỗ, đá, xương.
- Thời Thương và Tây Chu: công cụ đồng thau phổ biến.
- Thời Chiến quốc: công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi.
- Kinh tế nông nghiệp phát triển; các ngành nghề thủ công như làm gốm, đúc đồng, luyện sắt, dệt vải, đóng thuyền, làm giấy,... sớm phát triển, trình độ thẩm mĩ và kĩ thuật chế tác cao.
- Thương nghiệp phát triển, trao đổi, buôn bán trong nước và nước ngoài mở rộng. Từ thời Hán, hoạt động ngoại thương của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ thông qua con đường Tơ lụa.
Tranh cày ruộng của người Trung Hoa
3. Tình hình chính trị - xã hội
a. Chính trị
- Khoảng thế kỉ XXI TCN, cư dân ở lưu vực Hoàng Hà bước vào thời kì tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, hình thành xã hội có phân hoá giai cấp và nhà nước.
- Triều Hạ, Thương, Chu: tổ chức bộ máy nhà nước từng bước được xây dựng và phát triển theo mô hình quân chủ chuyên chế.
- Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc. Thiết chế nhà nước quân chủ chuyên chế tiếp tục được xây dựng và củng cố qua các triều đại từ Tần cho đến Minh, Thanh.
Tần Thủy Hoàng (tranh minh họa)
b. Xã hội
- Thời Hạ, Thương và Chu, cơ cấu xã hội Trung Quốc bao gồm: vua, quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô lệ.
- Từ thời Tần trở đi, xã hội Trung Quốc chủ yếu bao gồm: vua quan, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Trong đó, nông dân là giai cấp đông đảo nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 35 Lịch sử 10: Nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên nào?...
Câu hỏi trang 41 Lịch sử 10: Nêu những nét độc đáo của nghệ thuật Trung Hoa cổ - trung đại...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại