Với giải Câu hỏi 4 trang 115 KHTN lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 28: Sự truyền nhiệt giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 28: Sự truyền nhiệt
Câu hỏi 4 trang 115 KHTN lớp 8: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt năng mà cơ thể nhận được từ bếp chủ yếu là do dẫn nhiệt, đối lưu hay bức xạ? Tại sao?
Trả lời:
Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt năng mà cơ thể nhận được từ bếp chủ yếu là do bức xạ vì tia nhiệt truyền thẳng.
Lý thuyết Bức xạ nhiệt
- Năng lượng được truyền từ Mặt Trời tới Trái Đất bằng bức xạ nhiệt
- Thí nghiệm chứng tỏ năng lượng nhiệt đã được truyền bằng tia nhiệt
- Chuẩn bị: một bình thuỷ tinh đã phủ đen, bên trong có đặt một nhiệt kế, đèn điện dây tóc, tấm gỗ dày
- Tiến hành: bố trí thí nghiệm như Hình 28.5, bật đèn, theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nhiệt kế khi chưa đặt tấm gỗ (Hình 28.5a). Đặt tấm gỗ vào giữa đèn và bình thủy tinh (Hình 28.5b), theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nhiệt kế.
2. Sự truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt
- Tia nhiệt có một số tính chất giống tia sáng như mang năng lượng, truyền thẳng, phản xạ, không truyền qua các vật chắn sáng...
- Vật nhận được tia nhiệt thì nóng lên. Hình thức truyền nhiệt này được gọi là bức xạ.
- Khả năng hấp thụ và phản xạ tia nhiệt của một vật phụ thuộc tỉnh chất mặt ngoài của nó. Mặt ngoài của vật càng xù xì và càng sẫm màu thì vật hấp thụ tia nhiệt càng mạnh; mặt ngoài của vật cùng nhẵn và càng sáng màu thì vật phản xạ tia nhiệt càng mạnh.
a) Hiệu ứng nhà kính và bức xạ nhiệt của Mặt Trời và Trái Đất
- Nhiệt độ trung bình của bề mặt Mặt Trời là khoảng 6000 °C, bức xạ nhiệt của Mặt Trời là những bức xạ mạnh có thể dễ dàng truyền qua lớp khí quyển Trái Đất và các chất rắn trong suốt khác.
- Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất chỉ khoảng 18 °C, bức xạ nhiệt của Trái Đất là những bức xạ yếu, không vượt qua được lớp khí quyển bao quanh Trái Đất, không vượt qua được ngay cả các lớp kính trong suốt.
- Sự khác nhau của hai loại bức xạ này đã được sử dụng để tạo ra hiệu ứng nhà kính và giúp cây trồng trong nhà lợp kính phát triển mạnh mẽ hơn.
b) Hiệu ứng nhà kính khí quyển
- Mặt Trời truyền về Trái Đất một lượng năng lượng khổng lồ dưới hình bức xạ nhiệt.
- Bầu khí quyển bao quanh Trái Đất giữ lại bức xạ nhiệt của Trái Đất làm cho bề mặt của Trái Đất và không khí bao quanh nóng lên.
- Hiệu ứng này của bầu khí quyển được gọi là hiệu ứng nhà kính khí quyển hoặc hiệu ứng nhà kính và khí carbon dioxide (CO2) đóng vai trò quan trọng nhất trong việc gây ra hiệu ứng nhà kính.
Video bài giảng KHTN 8 Bài 28: Sự truyền nhiệt - Kết nối tri thức
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Hoạt động 1 trang 112 KHTN lớp 8: Thí nghiệm...
Hoạt động 3 trang 113 KHTN lớp 8: Chuẩn bị:....
Câu hỏi 1 trang 114 KHTN lớp 8: Hãy giải thích hiện tượng xảy ra trong hai thí nghiệm trên.....
Câu hỏi 2 trang 114 KHTN lớp 8: Tại sao khi đốt nến thì cánh quạt trong Hình 28.4 lại quay.....
Câu hỏi 3 trang 114 KHTN lớp 8: Tìm thêm ví dụ về sự đối lưu trong thực tế.....
Hoạt động 4 trang 115 KHTN lớp 8: Chuẩn bị:....
Hoạt động 5 trang 117 KHTN lớp 8: Hãy thảo luận về những vấn đề sau đây:....
Em có thể 2 trang 117 KHTN lớp 8: Sử dụng năng lượng nhiệt một cách khoa học, tiết kiệm.....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: