Với giải Câu hỏi 2 trang 22 Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại khác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Câu hỏi 2 trang 22 Lịch sử 10: Lễ hội Nghinh Ông là nét văn hóa của cư dân vùng nào ở Việt Nam? Lễ hội này có ý nghĩa như thế nào về mặt lịch sử?
Phương pháp giải:
B1: Tìm kiếm trên internet và sách báo tham khảo với từ khóa “Lễ hội Nghinh Ông”, “Giá trị lịch sử của lễ hội Nghinh Ông”,…
B2: Lựa chọn thông tin
Trả lời:
Lễ hội Nghinh Ông là lễ cúng cá Ông của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ là lễ hội gắn liền với tín ngưỡng thờ cá Ông của cư dân vùng biển từ Thanh Hóa vào đến tận Kiên Giang.
Giá trị lịch sử của lễ hội Nghinh Ông
- Lễ hội Nghinh Ông có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân, là sinh hoạt văn hóa dân gian không thể thiếu của cộng đồng.
- Lễ hội góp phần cố kết cộng đồng, là sợi dây liên kết mọi người, cùng thờ cúng chung một vị thần linh và cùng vui chung trong những trò diễn.
- Lễ hội Nghinh Ông bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hướng về nguồn cội, tưởng nhớ những người có công khai khẩn vùng đất (tiền hiền, hậu hiền), các diễn xướng dân gian.
Lý thuyết Sử học với sự phát triển du lịch
1. Vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch
- Di sản văn hoá là sản phẩm của lịch sử. Các di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. Phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với hoạt động du lịch là đặc trưng quan trọng của bảo tồn di sản.
- Du lịch khai thác các di sản văn hoá, lịch sử, giúp cho con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hoá.
Cố đô Huế của Việt Nam là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch
2. Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hoá
- Nhu cầu du lịch của con người không chỉ là tham quan các di tích, di sản, mà cao hơn là các hoạt động tương tác, trải nghiệm để hiểu rõ hơn giá trị của các di tích, di sản ấy.
- Du lịch chính là nguồn động lực thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử – văn hoá của địa phương, dân tộc.
- Du lịch văn hoá phát triển vừa tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di tích lịch sử,…
Lễ hội chùa Hương (Hà Nội)
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 19 Lịch sử 10: Phố cổ Hà Nội trong Hình 4.2 và Chùa Cầu (Hội An) trong hình 4.3 có phải là di sản văn hóa hay không? Vì sao chúng được bảo tồn đến ngày nay?...
Luyện tập 1 trang 23 Lịch sử 10: Kể tên một số tác phẩm sử học nghiên cứu về di sản văn hóa...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại
Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại