Giải SGK Lịch Sử 10 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

5.9 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 3 từ đó học tốt môn Sử 10.

Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

1. Sử học - môn khoa học mang tính liên ngành

Câu hỏi trang 15 Lịch sử 10: Quan sát Hình 3.1 và dựa vào thông tin trong bài học, em hãy giải thích vì sao Sử học là môn khoa học có tính liên ngành.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục I trang 14 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: đối tượng, lĩnh vực, toàn diện, liên kết.

B3: Quan sát Hình 3.1 ta thấy đối tượng nghiên cứu của Sử học là những gì đã xảy ra trong quá khứ gắn liền với con người.

Trả lời:

Sử học là môn khoa học có tính liên ngành vì:

- Có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học ở các lĩnh vực khác nhau.

- Mục tiêu: nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.

- Sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu một cách toàn diện và khoa học về con người, xã hội loài người.

- Có khả năng liên kết các ngành khoa học với nhau.

2. Mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác

Câu hỏi 1 trang 16 Lịch sử 10: Sử học hỗ trợ tích cực cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn như thế nào? Vì sao Sử học có khả năng hỗ trợ như vậy?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục II trang 15 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: xã hội loài người, đối tượng, cung cấp thông tin, dự báo xu hướng

Trả lời:

* Sử học hỗ trợ một cách tích cực cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn:

- Cung cấp thông tin cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn về bối cảnh hình thành, phát triển.

- Xác định những nhân tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển.

- Dự báo xu hướng vận động phát triển cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

* Sử học có khả năng hỗ trợ như vậy vì:

- Đều có chung đối tượng nghiên cứu là xã hội loài người, nhưng mỗi ngành lại nghiên cứu một lĩnh vực riêng.

- Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Câu hỏi 2 trang 16 Lịch sử 10: Các hình 3.2, 3.3, 3.4 cho thấy mối liên hệ gì giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội nhân văn khác.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục II trang 15 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: xã hội loài người, đối tượng, cung cấp thông tin, dự báo xu hướng

B3: Quan sát hình 3.2, 3.3, 3.4 ta thấy mối liên hệ rõ nét nhất giữa Sử học với Khảo cổ học, nhân chủng học, kiến trúc học,…

 (ảnh 1)
 

Trả lời:

Qua các hình ảnh 3.2, 3.3, 3.4 ta thấy Sử học có mối liên hệ mật thiết với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đặc biệt là Khảo cổ học, nhân chủng học, kiến trúc học,…:

- Các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác hỗ trợ khoa học lịch sử trên các phương diện tri thức, kết quả nghiên cứu,…

- Thành tựu của mỗi ngành khoa học xã hội và nhân văn khác tạo điều kiện giúp cho khoa học lịch sử đạt kết quả tốt hơn.

- Nhờ những tri thức của khảo cổ học đã cung cấp những thông tin quý giá cho Sử học về công cụ, xương, thành lũy, tác phẩm nghệ thuật,… nhờ đó Sử học khái quát được những nét cơ bản về xã hội loài người.

- Những tri thức của nhân chủng học đã giúp Sử học khái quát, tái hiện lại sự hình thành, phát triển, suy vong của các tộc người.

3. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

Câu hỏi trang 16 Lịch sử 10: Sử học có vai trò như thế nào đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục III-1 trang 16 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: cung cấp, dự báo, xác định, bản chất, vai trò, cơ sở.

Trả lời:

Sử học có vai trò hỗ trợ đắc lực cho các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:

- Cung cấp thông tin và dự báo sự vận động phát triển cho các ngành KHTN trong hoạt động xây dựng và phát triển.

- Xác định chính xác bối cảnh lịch sử, giúp các ngành KHTN xác định vị trí vai trò của chúng trong quá trình phát triển.

- Phục dựng lịch sử phát triển từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, thành công và thất bại, làm cơ sở cho những đề xuất phát triển trong tương lai.

Câu hỏi trang 17 Lịch sử 10: Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ có vai trò đối với Sử học?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục III-2 trang 16 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: cung cấp, nghiên cứu, sáng tạo, làm sáng tỏ, chức năng.

Trả lời:

Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ hỗ trợ đắc lực cho Sử học:

- Cung cấp những tri thức, kỹ thuật và phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành cho Sử học.

- Giúp nhận ra sự sáng tạo của con người trong quá trình vận động phát triển xã hội.

- Hỗ trợ Sử học làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến sự tiến bộ của văn minh nhân loại, từ đó Sử học thực hiện chức năng, nhiệm vụ xã hội của mình.

Luyện tập và Vận dụng (trang 17)

Luyện tập trang 17 Lịch sử 10: Thống kê các hình ảnh trong bài học (từ Hình 3.2 đến Hình 3.5) theo mẫu sau:

 (ảnh 2)

Phương pháp giải:

B1: Quan sát các hình 3.2, 3.3, 3.4, 3.5

Trả lời:

 (ảnh 3)
 

Vận dụng trang 17 Lịch sử 10: Hãy tìm hiểu và trình bày một số ví dụ về sự hỗ trợ của Sử học đối với khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội nhân văn.

Phương pháp giải:

B1: tìm kiếm trên internet với từ khóa “Sử học và khảo cổ học”, “Khoa học lịch sử và ngôn ngữ học”,…

B2: lựa chọn thông tin

Trả lời:

Một số ví dụ về sự hỗ trợ của Sử học đối với khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội nhân văn:

- Sử học góp phần lí giải quá trình hình thành các con số từ 0-10. Ví dụ:

 (ảnh 1)

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

I. Sử học – môn khoa học mang tính liên ngành

- Sử học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.

- Sử học sử dụng tri thức từ các ngành khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, hiệu quả, khoa học về con người và xã hội loài người.

- Sử học có khả năng liên kết các môn học, các ngành khoa học với nhau, cả khoa học xã hội nhân văn lẫn khoa học tự nhiên và công nghệ.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỬ HỌC VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHÁC

- Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đều lấy xã hội loài người làm đối tượng nghiên cứu, nhưng mỗi khoa học chỉ nghiên cứu một lĩnh vực nhất định. Trong quá trình hình thành và phát triển, Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác luôn thể hiện mối liên hệ mật thiết với nhau.

- Sử học cung cấp thông tin cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác về bối cảnh hình thành, phát triển; xác định rõ những nhân tố (chủ quan và khách quan) tác động đến quá trình hình thành, phát triển; dự báo xu hướng vận động phát triển cho các ngành khoa học này.

- Các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có thể hỗ trợ khoa học lịch sử trên các phương diện tri thức, kết quả nghiên cứu,... thành tựu của mỗi ngành khoa học xã hội và nhân văn khác tạo điều kiện, phương tiện, phương pháp,... giúp cho khoa học lịch sử đạt kết quả tốt hơn.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Kiến trúc nhà mồ Tây Nguyên

III. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

1. Vai trò của Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

- Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại và dự báo sự vận động phát triển, phục vụ cho các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ chủ động trong hoạt động xây dựng và phát triển.

- Xác định không gian, bối cảnh lịch sử qua các thời kì, giúp cho các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ hiểu rõ bản chất của sự hình thành và phát triển, xác định đúng vị trí vai trò của chúng trong quá trình phát triển.

- Phục dựng lịch sử phát triển các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, từ đó rút ra đặc điểm, bài học kinh nghiệm, lí giải nguyên nhân thành công và thất bại, làm cơ sở cho những đề xuất phát triển trong tương lai.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

2. Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học

- Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ tuỳ theo đối tượng và kết quả nghiên cứu của mình sẽ cung cấp những tri thức, kĩ thuật và phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành cho Sử học để nghiên cứu về con người và xã hội loài người. Khoa học công nghệ giúp nhận ra được sự sáng tạo của con người trong quá trình vận động phát triển xã hội.

- Thành tựu phát triển khoa học tự nhiên và công nghệ giúp Sử học làm sáng tỏ quá trình phát sinh, phát triển và những tác động, hệ quả, ý nghĩa của các khoa học trong sự tiến bộ của văn minh nhân loại, nhờ đó Sử học thực hiện chức năng, nhiệm vụ xã hội của mình.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Ứng dụng công nghệ tương tác 3D trong giới thiệu, trưng bày chủ đề “Văn hóa Đông Sơn” (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại

Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại

Đánh giá

0

0 đánh giá