Với giải Câu hỏi trang 19 Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại khác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Câu hỏi trang 19 Lịch sử 10: Phố cổ Hà Nội trong Hình 4.2 và Chùa Cầu (Hội An) trong hình 4.3 có phải là di sản văn hóa hay không? Vì sao chúng được bảo tồn đến ngày nay?
Phương pháp giải:
B1: Quan sát hình 4.2 và hình 4.3 trang 19 SGK. Qua đó thấy được những nét kiến trúc đặc sắc mang khuynh hướng kiến trúc Pháp (phố cổ Hà Nội) và kiến trúc Nhật Bản (chùa Cầu).
B2: Đọc mục I-1 trang 19 SGK
B3: Các từ khóa cần chú ý: giá trị, lưu truyền, bảo tồn, gìn giữ.
Trả lời:
Phố cổ Hà Nội và Chùa Cầu đều là những di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, chúng được bảo tồn đến ngày nay vì những giá trị lịch sử, văn hóa ấn chứa trong đó:
- Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vào năm 1990. Chùa Cầu là một trong những di tích lịch sử gắn liền với thương cảng Hội An được xây dựng vào thế kỉ XVI.
- Chùa Cầu là một biểu tượng của Hội An trong giai đoạn lịch sử Việt Nam vào thế kỉ XVI, mặc dù đây là giai đoạn “Trịnh – Nguyễn phân tranh” song nền kinh tế thương mại rất phát triển.
- Chùa Cầu với đặc trưng kiến trúc mái che độc đáo làm bằng gỗ, họa tiết trang trí có nguồn gốc từ Nhật Bản nên Chùa Cầu là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa Việt – Nhật.
- Phố cổ Hà Nội là một minh chứng lịch sử cho thời kì thuộc Pháp, được xây dựng vào thế kỉ XX. Với đặc trưng kiến trúc là sự đan xen giữa kiến trúc cổ với nghệ thuật kiến trúc Pháp.
- Phố cổ Hà Nội cũng biểu hiện của sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc Việt Nam đương đại và kiến trúc Pháp thế kỉ XX.
Lý thuyết Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
1. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên
- Sử học nghiên cứu, phục dựng lại bức tranh hiện thực lịch sử, xác định giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hoá, là cơ sở để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của các di sản đó.
Chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam)
2. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên
- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là hoạt động lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa các giá trị những di sản của thời trước để lại, nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.
- Bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
Một góc Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Luyện tập 1 trang 23 Lịch sử 10: Kể tên một số tác phẩm sử học nghiên cứu về di sản văn hóa...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại