Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

5.2 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Bài tập 1 trang 18 SBT Lịch sử 10: Chọn các từ hoặc cụm từ dưới đây, điền vào chỗ trống (...) cho phù hợp để làm rõ khái niệm di sản văn hoá và mối quan hệ của Sử học với các di sản văn hoá.

- Sử học

- bền vững

- di sản văn hoá

- bức tranh lịch sử

- tinh thần, vật chất

- kinh tế, xã hội   

- sự kiện, hiện tượng, nhân vật

- xã hội loài người                    

- trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy

- lịch sử, văn hoá, khoa học

 

 

Di sản văn hoá là những sản phẩm ....................................... có giá trị.............................., ..................................., được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ............................... nghiên cứu các .............................., trong lịch sử ................................., góp phần phục dựng lại .......................................... Kết quả nghiên cứu của .............................. khẳng định giá trị của các ............................., là cơ sở ..............................., ............................... các giá trị của di sản văn hoá, đảm bảo sự phát triển .................................. của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển ...........................

Trả lời:

Di sản văn hoá là những sản phẩm (1) tinh thần, vật chất có giá trị (2) lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

(3) Sử học nghiên cứu các (4) sự kiện, hiện tượng, nhân vật, trong lịch sử (5) xã hội loài người góp phần phục dựng lại (6) bức tranh lịch sử.

Kết quả nghiên cứu của (7) Sử học khẳng định giá trị của các (8) di sản văn hoá, là cơ sở trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hoá, đảm bảo sự phát triển (10 kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển (11) bền vững

Bài tập 2 trang 18, 19 SBT Lịch sử 10Từ thông tin dưới đây, em hãy cho biết vì sao phải bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá. Hãy nêu một số biện pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và di tích lịch sử ở Việt Nam.

“Được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới từ năm 1993 nhưng quần thể di tích Cố đô Huế thường xuyên phải đối mặt với nạn xâm hại. Ngày 21 - 11 - 2017, lăng mộ của bà Trần Thị Nga - mẹ vua Dục Đức bị kẻ gian đập phá, đào bới, khiến nhiều người đau lòng. Đáng buồn hơn, trước đó, nhiều di tích, hiện vật khác như lăng Khải Định, Trường Quốc Tử Giám, bia Quốc học, Cửu vị thần công, Phu Văn Lâu, Chùa Thiên Mụ,... cũng bị tàn phá nghiêm trọng, chủ yếu là do ý thức kém của người dân cũng như khách tham quan. Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế trong giai đoạn 2016 - 2020 lên đến 1274 tỉ đồng. Một số tiền lớn nhưng nếu xét từ mức độ xâm hại, phá hoại di tích đang diễn ra tại Huế hiện nay thì số tiền này vẫn chỉnhư"muối bỏ bể.

(Nguồn: https://nhandan.vn/binh-luan-phe-phan/nguy-co-bien-mat-nhieu-di-tich-lich-su-311448)

Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là vì ..........................................................................................................................................................................................................................................................

Một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên: ................................................................................................................................................................................................................................

Trả lời:

- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là vì: hoạt động này có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

- Một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên:

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà nước về di sản văn hoá; phân cấp quản lí, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền và nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng để người dân hiểu sâu sắc và toàn diện hơn về di sản, tự hào và trân trọng các giá trị di sản.

+ Xử lí nghiêm theo pháp luật các trường hợp vi phạm về công tác bảo vệ và khai thác di sản.

+ Sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn lực xã hội hoá, xây dựng cộng đồng trách nhiệm, thu hút các thành phần kinh tế tham gia trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá.

+ Đưa dạy học di sản vào trường học thông qua nhiều hình thức như dạy học tại di sản, tham quan, trải nghiệm,... góp phần hình thành ý thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá của mỗi học sinh.

Bài tập 3 trang 19 SBT Lịch sử 10Sử học có vai trò như thế nào với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá? Em hãy tìm hiểu mối liên hệ giữa một số ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá với Sử học và điền vào chỗ trống (...) dưới đây.

Sử học có vai trò ...................................................................................................................  

Sử học cung cấp ...................................................................................................................

...................................................................................................................

Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá cung cấp ...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

Trả lời:

- Sử học có vai trò quan trọng đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

- Sử học cung cấp: chất liệu cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa; góp phần thúc đẩy sự sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa.

- Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá cung cấp: những thông tin, tư liệu quý giá giúp sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động.

Bài tập 4 trang 19 SBT Lịch sử 10Em hiểu như thế nào về làng nghề truyền thống? Hãy kể tên một số làng nghề truyền thống ở Việt Nam mà em biết.

Trả lời:

“Làng nghề truyền thống” là: một địa phương, một khu vực lãnh thổ mà tại đó đa số người dân kiếm sống bằng một ngành nghề đặc trưng được truyền từ đời này sang đời khác mang bản sắc văn hóa, dân tộc được nhiều người thừa nhận.

Một số làng nghề truyền thống ở Việt Nam:

+ Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).

+ Làng cốm Vòng (Hà Nội).

+ Làng gốm Chu Đậu (Hải Dương).

+ Làng đá mĩ nghệ Non Nước (Đà Nẵng).

+…

Bài tập 5 trang 20 SBT Lịch sử 10Lập bảng thống kê các di sản văn hoá Việt Nam theo các tiêu chí dưới đây.

STT

Di sản văn hoá

Ý nghĩa, giá trị văn hoá, lịch sử

Giá trị được phát huy trong

công nghiệp văn hoá

1

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

2

Lễ hội

Nghinh Ông

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

3

Tổng số di sản được UNESCO ghi danh công nhận

- Vật thể: ................................

.................................................

- Phi vật thể: ...........................

.................................................

- Hỗn hợp: ..............................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

.................................................

Trả lời:

STT

DSVH

Ý nghĩa, giá trị văn hoá, lịch sử

Giá trị được phát huy trong công nghiệp văn hoá

1

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

- Là biểu tượng văn hóa – tín ngưỡng kết nối quá khứ và hiện tại.

- Có tác dụng vun đắp tình cảm gia đình, làng xã và dân tộc, tạo nên truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

- Cung cấp ý tưởng và cảm hứng sáng tác cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

2

Lễ hội

Nghinh Ông

- Là tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các tỉnh ven biển từ Quảng Bình trở vào phía Nam Việt Nam.

- Thể hiện khát vọng về sự bình an, may mắn và phát đạt của ngư dân.

- Cung cấp ý tưởng và cảm hứng sáng tác cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

3

Tổng số di sản được UNESCO ghi danh công nhận

- Vật thể: 5 di sản

- Phi vật thể: 14 di sản

- Hỗn hợp: 1 di sản

- Cung cấp ý tưởng và cảm hứng sáng tác cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

Bài tập 6 trang 20 SBT Lịch sử 10: Các hình dưới đây thuộc loại hình di sản văn hoá nào? Theo em, Sử học có mối quan hệ như thế nào đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di sản văn hoá?

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) 

Trả lời:

- Phân loại các loại hình di sản văn hóa:

+ Vạn lí trường thành (hình 4.1), Thánh địa Mỹ Sơn (hình 4.2) và Quảng Trường La Mã (hình 4.4) thuộc loại hình di sản văn hóa vật thể.

+ Lễ hội chùa Hương (hình 4.3) thuộc loại hình di sản văn hóa phi vật thể.

- Mối quan hệ của Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di sản văn hoá:

+ Sử học nghiên cứu, phục dựng lại bức tranh hiện thực lịch sử, xác định giá trị lịch sử văn hóa, khoa học cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Kết quả nghiên cứu của sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa, là cơ sở để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của di sản.

Bài tập 7 trang 21, 22, 23 SBT Lịch sử 10Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Câu 1 trang 21 SBT Lịch sử 10: Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hoá?

A. Bảo tồn và khôi phục các di sản.

B. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.

C. Bảo vệ và lưu giữ các giá trị các di sản.

D. Bảo vệ khôi phục các di sản.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 21 SBT Lịch sử 10: Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản là nhiệm vụ của

A. ngành khoa học tự nhiên và công nghệ; cơ quan quản lí của Nhà nước.

B. ngành khoa học xã hội và nhân văn; cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng, cá nhân.

C. Cơ quan Nhà nước; tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, cơ quan văn hoá; thông tin đại chúng và cá nhân.

D. viện bảo tàng, bảo tồn, nhà trưng bày; tổ chức chuyên môn; cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng và cá nhân.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 3 trang 22 SBT Lịch sử 10: Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội.

B. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

C. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

D. Góp phần biến đổi những giá trị văn hoá xưa, làm cơ sở phát triển văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 4 trang 22 SBT Lịch sử 10: Sử học có vai trò như thế nào với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá?

A. Nghiên cứu các sự kiện, nhân vật lịch sử, phục dựng bức tranh lịch sử, từ đó nghiên cứu cách thức bảo tồn các giá trị của di sản

B. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các sự kiện, nhân vật lịch sử, di sản văn hoá.

C. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở chính để các nhà sử học thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.

D. Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 5 trang 22 SBT Lịch sử 10: Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị

A. lịch sử, văn hoá, khoa học.

B. khoa học, kinh tế, chính trị.

C. kinh tế, giáo dục, văn hoá.

D. khoa học, kinh tế, văn hoá.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 22 SBT Lịch sử 10: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động

A. tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản.

B. phát triển và lan toả các giá trị di sản.

C. lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản.

D. quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 7 trang 23 SBT Lịch sử 10: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá không phải là hoạt động

A. tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hoá di tích.

B. đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.

C. đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội.

D. hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội và thế hệ mai sau.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 8 trang 23 SBT Lịch sử 10: Các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều có vai trò là

A. di sản văn hoá đặc biệt.

B. di sản văn hoá quốc gia.

C. nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.

D. di tích lịch sử quan trọng đặc biệt.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 9 trang 23 SBT Lịch sử 10: Sử học có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá?

A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc.

B. Thúc đẩy tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại phát triển.

C. Giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá.

D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 10 trang 23 SBT Lịch sử 10: Công nghiệp văn hoá có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của Sử học?

A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc.

B. Cung cấp những tri thức liên quan đến khoa học lịch sử.

C. Nghiên cứu và đề xuất các chiến lược phát triển bền vững.

D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 11 trang 23 SBT Lịch sử 10: Lịch sử và văn hoá có vai trò như thế nào đến sự phát triển du lịch?

A. Cung cấp bài học kinh nghiệm, là cơ sở hình thành ý tưởng xây dựng chiến lược phát triển.

B. Mang lại nguồn lực hỗ trợ hiệu quả cho công tác bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá. C. Cung cấp thông tin để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.

D. Quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn hoá.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại

Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại

Bài 7: Văn minh Trung hoa cổ - trung đại

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 4:Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

I. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

1. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên

- Sử học nghiên cứu, phục dựng lại bức tranh hiện thực lịch sử, xác định giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hoá, là cơ sở để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của các di sản đó.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam)

2. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên

- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là hoạt động lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa các giá trị những di sản của thời trước để lại, nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.

- Bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Một góc Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)

II. Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa

1. Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá

- Sử học cung cấp chất liệu cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá.

- Sử học góp phần thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Biểu diễn áo dài Việt Nam tại Phét-xti-van Huế năm 2018

2. Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá đối với Sử học

- Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá cung cấp những thông tin, tư liệu quý giá giúp Sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động hơn.

- Công nghiệp văn hoá phát triển với nhiều ngành nghề mới đặt ra nhu cầu xã hội và nhu cầu nội tại của công nghiệp văn hoá thúc đẩy Sử học nghiên cứu các di sản.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Phim “Mùi cỏ cháy”

III. Sử học với sự phát triển du lịch

1. Vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch

- Di sản văn hoá là sản phẩm của lịch sử. Các di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. Phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với hoạt động du lịch là đặc trưng quan trọng của bảo tồn di sản.

- Du lịch khai thác các di sản văn hoá, lịch sử, giúp cho con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hoá.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Cố đô Huế của Việt Nam là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch

2. Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hoá

- Nhu cầu du lịch của con người không chỉ là tham quan các di tích, di sản, mà cao hơn là các hoạt động tương tác, trải nghiệm để hiểu rõ hơn giá trị của các di tích, di sản ấy.

- Du lịch chính là nguồn động lực thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử – văn hoá của địa phương, dân tộc.

- Du lịch văn hoá phát triển vừa tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di tích lịch sử,…

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Lễ hội chùa Hương (Hà Nội)

Đánh giá

0

0 đánh giá