Hình 9.6 mô phỏng thiết bị dùng để chưng cất tinh dầu bằng phương pháp

766

Với giải Bài 3 trang 62 Hóa học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 9: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

Bài 3 trang 62 Hoá học 11: Hình 9.6 mô phỏng thiết bị dùng để chưng cất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Biết rằng tinh dầu có khối lượng riêng nhỏ hơn 1 g mL-1.

a) Tinh dầu nằm ở phần nào (A hay B)?

b) Phương pháp để tách A  B ra khỏi nhau là phương pháp gì?

 

Hình 9.6 mô phỏng thiết bị dùng để chưng cất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất

Lời giải:

a) Tinh dầu nằm ở phần (A) do tinh dầu nhẹ hơn nước nên nổi lên trên nước.

b) Phương pháp để tách A  B ra khỏi nhau là phương pháp chiết.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Phương pháp nào sau đây được ứng dụng để ngâm rượu thuốc?

A. Chiết lỏng – lỏng.                                       

B. Chiết lỏng – rắn

C. Phương pháp kết tinh.                                 

D. Sắc kí cột.

Đáp án đúng là: B

Phương pháp chiết lỏng – rắn được ứng dụng để ngâm rượu thuốc.

Câu 2. Ethanol là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi là 78,3oC và tan nhiều trong nước. Phương pháp tách riêng được ethanol từ hỗn hợp ethanol và nước là

A. lọc.                           

B. chiết.                        

C. cô cạn.                     

D. chưng cất.

Đáp án đúng là: D

Phương pháp chưng cất được dùng để tách riêng ethanol từ hỗn hợp ethanol và nước.

Câu 3. Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì?

A. Khi để lâu, mật ong bị oxi hóa trong không khí tạo kết tủa.

B. Khi để lâu, nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh tinh bột.

C. Khi để lâu, nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh đường glucose và fructose.

D. Khi để lâu, nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh đường sucrose.

Đáp án đúng là: C

Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là do khi để lâu, nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh đường glucose và fructose.

Từ khóa :
Hóa Học 11
Đánh giá

0

0 đánh giá