Nếu sống ở thời kì phong kiến Tây Âu, em sẽ lựa chọn cuộc sống trong lãnh địa hay trong các thành thị? Vì sao

4.9 K

Với giải Vận dụng 2 trang 8 Lịch sử lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Vận dụng 2 trang 8 Lịch sử 7 : Nếu sống ở thời kì phong kiến Tây Âu, em sẽ lựa chọn cuộc sống trong lãnh địa hay trong các thành thị? Vì sao?

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại những đặc điểm về lãnh địa và thành thị.

Bước 2: Từ đó lựa chọn ra cuộc sống trong lãnh địa hoặc thành thị và giải thích theo ý của em.

Trả lời:

Nếu sống thời kì phong kiến Tây Âu, em sẽ lựa chọn cuộc sống trong các thành thị. Vì:

- Tại thành thị, kinh tế hàng hóa phát triển, thuận lợi để sản xuất, buôn bán. Các thị dân không chịu sự dàng buộc, phụ thuộc vào lãnh địa nữa. 

- Thành thị là nơi đông đúc, ngoài buôn bán, trao đổi kinh tế, mọi người còn thể thể giao lưu văn hóa, học hỏi kiến thức. 

- Ngoài ra, không khí tự do tại thành thị còn tạo tiền đề cho sự hình thành các trường đại học.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Thiên Chúa giáo do ai sáng lập ra?

A. Chúa Giê-su.

B. Thánh A-la.

C. Khổng Tử.

D. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.

Đáp án đúng là: A

Thiên Chúa giáo do Chúa Giê-su sáng lập ra vào khoảng thế kỉ I tại vùng Giu-đê.

Câu 2. Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là

A. thành thị trung đại.

B. lãnh địa phong kiến.

C. pháo đài quân sự.

D. nhà thờ giáo hội.

Đáp án đúng là: B

Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là các lãnh địa phong kiến (SGK 7 - trang 6).

Câu 3. Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?

A. Trong lãnh địa, hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra tấp nập.

B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.

C. Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

D. Nông nô là lực lượng lao động chủ yếu trong các lãnh địa.

Đáp án đúng là: A

- Đặc điểm của lãnh địa:

+ Là vùng đất do vua ban cấp cho quý tộc tăng lữ dưới sự cai quản của các lãnh chúa phong kiến.

+ Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế trong lãnh địa mang tính tự cung, tự cấp, rất ít có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.

+ Cư dân trong lãnh địa gồm: nông nô và lãnh chúa. Nông nô là lực lượng sản xuất chính, tạo ra mọi của cải vật chất trong lãnh địa; lãnh chúa không tham gia vào đời sống sản xuất, mà sống sa hoa dựa trên sự bóc lột nông nô.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 6 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát lược đồ 1, hãy:...

Câu hỏi 2 trang 7 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát các hình 1.2, 1.3 hãy trình bày đặc điểm kinh tế và xã hội trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu

Câu hỏi 3 trang 8 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát hình 1.4, hãy:..

Câu hỏi 4 trang 8 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát hình 1.5 hãy trình bày sự ra đời của Thiên Chúa giáo và nêu biết của em về Chúa Giê-su...

Luyện tập 1 trang 8 Lịch sử 7: Hãy trình bày khái quát sự hình thành, phát triển của lãnh địa thành thị Tây Âu thời trung đại. ..

Vận dụng 3 trang 8 Lịch sử 7: Hãy đóng vai một người nông nô (hoặc một lãnh chúa), kể lại công việc và cuộc sống hằng ngày của mình trong lãnh địa...

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài 2: Các cuôc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng

Bài 4: Phong trào Cải cách tôn giáo

Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại

Đánh giá

0

0 đánh giá