Giải SGK Lịch Sử 7 Bài 3 (Cánh diều): Phong trào văn hóa Phục hưng

5.8 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 3 từ đó học tốt môn Sử 7.

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng

Video giải Lịch sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng - Cánh diều

1. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

Giải Lịch sử 7 trang 12 Cánh diều

Câu hỏi trang 12 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát hình 3.2, hãy giới thiệu sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI và nêu hệ quả của nó

Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng | Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

B1: Đọc thông tin mục 1 và quan sát hình 3.2

B2: Nêu những chuyển biến về kinh tế-xã hội Tây Âu, từ đó nêu hệ quả

Trả lời:

Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI:

- Kinh tế:

+ Thương nhân châu Âu trở nên giàu có nhờ bóc lột tài nguyên thuộc địa. 

+ Giai cấp tư sản mở rộng kinh doanh, lập nhiều xưởng sản xuất quy mô lớn. 

+ Các công ty thương mại và đồn điền rộng lớn ra đời.

Xã hội:

+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành và phát triển

+ Giai cấp tư sản đấu tranh chống lại tư tưởng lỗi thời của giai cấp phong kiến và giáo lí của Giáo hội Công giáo. 

Hệ quả của sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI:

+ Xã hội hình thành một nền văn hóa tiến bộ trong xã hội Tây Âu

+ Nền kinh tế phát triển, mở rộng với sự vươn lên mạnh mẽ của giai cấp tư sản.

2. Thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng

Giải Lịch sử 7 trang 13 Cánh diều

Câu hỏi trang 13 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 3.3 đế 3.4 hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng

Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng | Cánh diều (ảnh 2)
Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng | Cánh diều (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc nội dung mục 2 trang 12 SGK Lịch sử 7 Cánh Diều

Bước 2: Trình bày các thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng trên các lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, khoa học,…

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Văn học

Kịch, tiểu thuyết. 

Tác phẩm: Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia, Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-téc, Quyển thơ tình thứ hai của Pi-e Giôn-sát…

Nghệ thuật

Hội họa, kiến trúc, điêu khắc…

Tác phẩm: Nàng Mô-na Li-sa, Bữa ăn tối cuối cùng của Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Sự sáng tạo của A-đam, lâu đài Sam-bô (Pháp)…

Khoa học tựu nhiên

Toán học, Thiên văn học

Tác giải: Cô-péc-ních, Brru-nô, Ga-li-lê…

3. Ý nghĩa và tác động của phòng trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

Câu hỏi trang 13 Lịch sử 7: Đọc thông tin, hãy nêu ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 3 trang 13 SGK Lịch sử 7

Trả lời:

* Ý nghĩa phong trào Văn hóa Phục hưng

- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên chúa giáo đương thời, đả phá trật tự xã hội phong kiến.

- Đề cao giá trị và vẻ đẹp của con người cùng quyền tự do cá nhân được đề cao. 

- Đề cao vai trò của khoa học tự nhiên và những quan điểm tiến bộ

* Tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng:

- Thúc đẩy quần chúng đấu tranh chống lại trật tự xã hội phong kiến. 

- Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu cũng như văn hóa nhân loại.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 13 Lịch sử 7: Dựa vào nội dung bài học, hãy lập bảng mô tả một số thành tựu của phong trào Văn hóa Phục hưng theo nội dung sau.

Lĩnh vực

Tác giả tiêu biểu

Công trình, tác phẩm tiêu biểu

Hội họa

   

Kiến trúc

   

Điêu khắc

   

Văn học

   

Khoa học

   

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 2 trang 12 SGK

Trả lời:

Lĩnh vực

Tác giả tiêu biểu

Công trình, tác phẩm tiêu biểu

Hội họa

Lê-ô-na đờ Vanh-xi

Nàng Mô-na Li-sa, Bữa ăn tối cuối cùng

Kiến trúc

Mi-ken-lăng-giơ

Sự sáng tạo A-đam, Tượng Đa-vít

Điêu khắc

 

Lâu đài Sam-bô, nhà thờ Xanh Pi-tơ

Văn học

Sếch-xpia, Xéc-van-téc, Pi-e Giôn-sát

Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Đôn Ki-hô-tê, Quyển thơ tình thứ hai. 

Khoa học

Cô péc ních, Brru-nô và Ga-li-lê

Thuyết Nhật tâm

 

Phương pháp giải:

Giải thích và hiểu được ý nghĩa của “người khổng lồ” ở đây là chỉ các nhà khoa học, bác học. 

Trả lời:

Thời đại Văn hóa Phục hưng đã làm nổ ra nhiều phong trào nghệ thuật. Kéo theo đó là những tài năng tỏa sáng trong nhiều lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, khoa học. Ta gọi những tác giả tài hoa đó là những người khổng lồ vì họ đã đóng góp rất lớn cho nền văn hóa Phục hưng.

Vận dụng 3 trang 13 Lịch sử 7: Trong vai là hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu một thành tựu của phong trào Văn hóa Phục hưng mà em thấy ấn tượng

Phương pháp giải:

Tra cứu thông tin sách báo internet về các tác phẩm tiêu biểu như: Bữa tối cuối cùng, Mona Lisa (Leonardo Da Vinci),...

Trả lời:

Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng | Cánh diều (ảnh 4)

Mona Lisa (La Gioconda hay La Joconde) là một bức chân dung thế kỷ 16 được vẽ bằng sơn dầu trên một tấm gỗ dương tại Florence bởi Leonardo da Vinci trong thời kì Phục Hưng Italia. Tác phẩm thuộc sở hữu của Chính phủ Pháp và hiện được trưng bày tại Bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp. Sau 5 thế kỷ, chỉ với bức tranh nhỏ này, vinh quang của tác giả đã lên tới tột đỉnh. Đây là bức tranh đắt giá nhất, được bảo vệ kỹ lưỡng nhất và đông người xem nhất thế giới. Tranh góp phần tạo ra nguồn du lịch lớn lao cho nước Pháp và gián tiếp làm ra lợi nhuận không kém gì một nhà máy loại lớn nhất. Về mặt chuyên môn, danh họa Leonardo da Vinci để lại cho hậu thế một số bài học kỹ thuật kỳ diệu như hiệu quả và độ bền 5 thế kỷ của chất sơn tự chế, sự đột phá khi dám tả cảnh thiên nhiên làm nền cho chân dung, quái chiêu tạo ra các ảo giác… và trên hết, các khán giả đến xem tranh mà không biết rằng: ngược lại, chính họ luôn bị nhân vật nhìn như thấu vào tâm can bằng một cái nhìn lúc nào cũng dịu dàng, đằm thắm.

Bài giảng Lịch sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng - Cánh diều

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:

Bài 2: Các cuôc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

Bài 4: Phong trào Cải cách tôn giáo

Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại

Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc

Đánh giá

0

0 đánh giá