Giải SGK Lịch Sử 7 Bài 2 (Cánh diều): Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

6.6 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 2: Các cuôc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 2 từ đó học tốt môn Sử 7.

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 2: Các cuôc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

Video giải Lịch sử 7 Bài 2: Các cuôc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI - Cánh diều

1. Một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới

Giải Lịch sử 7 trang 10 Cánh diều

Câu hỏi trang 10 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát lược đồ 2, bảng 2, hãy trình bày những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn.

Lịch Sử 7 Bài 2: Các cuôc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI | Cánh diều (ảnh 1)

Lịch Sử 7 Bài 2: Các cuôc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI | Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1 và quan sát lược đồ 2, bảng 2

Trả lời:

* Những cuộc phát kiến của Bồ Đào Nha :

- Từ năm 1415, hoàng tử Hen-ri đã khởi xướng và tổ chức những chuyến thám hiểm dọc theo bờ biển châu Phi. 

- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi tới được mỏm cực Nam châu Phi thì bị bão tố đẩy ra xa bờ, khi quay lai, đoàn bất ngờ đi vòng qua điểm cực Nam của lục địa châu Phi và đặt tên nó là mũi Bão Tố, về sau được đổi thành mũi Hảo Vọng. 

- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma với đội tàu 4 chiếc và 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi và đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ (tháng 5/1498). Về sau, ông được phong phó vương Ấn Độ. 

* Những cuộc phát kiến của Tây Ban Nha :

- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đến đảo Cu-ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn Độ.

- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.

2. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí lớn

Câu hỏi trang 10 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát hình 2.2, hãy trình bày những hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. Theo em, hệ quả nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Lịch Sử 7 Bài 2: Các cuôc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI | Cánh diều (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2 và quan sát hình 2.2

Trả lời:

Những hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí:

Hệ quả tích cực

Hệ quả tiêu cực

- Chứng minh Trái Đất có dạng hình cầu

- Tìm ra những tuyến đường mới và vùng đất mới

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp châu Âu…

- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

- Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa

- Buôn bán nô lệ da đen

- Hệ quả quan trọng nhất đó chính là thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp Châu Âu. Từ đó đẩy nhanh quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 10 Lịch sử 7: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới (thế kỉ XV-XVI)

Phương pháp giải:

B1. Đọc thông tin mục 1

B2: Chọn những thông tin về các cuộc phát kiến địa lí nhưu: người đứng đầu, thời gian, hải trình khám phá...

Trả lời:

Sơ đồ tư duy thể hiện một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới (thế kỉ XV-XVI):

Lịch Sử 7 Bài 2: Các cuôc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI | Cánh diều (ảnh 4)

Vận dụng 2 trang 10 Lịch sử 7: Chọn và phân tích một hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại nội dung câu trả lời mục 2

B2: Từ những hệ quả trên, hãy phân tích một hệ quả mà em thấy là quan trọng

Trả lời:

Từ sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. Nhưng từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán từ Tây Á và Địa Trung Hải lại do người A – rập độc chiếm => Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

Các cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu giữa các châu lục. Nó đáp ứng đúng (hoặc hơn) mục tiêu ban đầu đặt ra.

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

1. Một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới

Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, các nhà thám hiểm tiến hành nhiều cuộc phát kiến địa lí lớn tìm kiếm những vùng đất mới.

- Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là hai nước đi đầu trong quá trình tìm kiếm những vùng đất mới.

- Các cuộc phát kiến địa lí

+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi vòng quanh điểm cực Nam châu Phi, tìm ra mũ Hảo Vọng.

+ Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon đến mũi Hảo Vọng. Đến năm 1498, cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ.

+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô “tìm ra” châu Mĩ.

+ Từ 1519 – 1522, Ph.Ma-gien-lan thực hiện chuyên đi vòng quanh trái đất.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI - Cánh diều (ảnh 1)

Lược đồ: Các cuộc phát kiến địa lí lớn (thế kỉ XV – XVI)

2. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí lớn

- Hệ quả tích cực:

+ Phát kiến địa lí đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất.

+ Tìm ra những tuyến đường và vùng đất mới;

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI - Cánh diều (ảnh 1)

Va-xcô đơ Ga-ma cập bến cảng Ca-li-cút (Ấn Độ)

+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp châu Âu.

+ Đẩy nhanh quá trình tan rã của chế độ phong kiến và tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

- Hạn chế: Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Bài giảng Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI - Cánh diều

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng

Bài 4: Phong trào Cải cách tôn giáo

Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại

Đánh giá

0

0 đánh giá