Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 4: Phong trào Cải cách tôn giáo sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 4 từ đó học tốt môn Sử 7.
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 4: Phong trào Cải cách tôn giáo
Video giải Lịch sử 7 Bài 4: Phong trào Cải cách tôn giáo - Cánh diều
1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo
Giải Lịch sử 7 trang 14 Cánh diều
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong sơ đồ 4
Trả lời:
Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo:
- Giáo hội Thiên chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại sự phát triển tiến bộ của văn hóa,khoa học.
- Giáo hội Thiên chúa giáo là một thế lực cản trở bước tiến của giai cấp tư sản đang lên.
=> Giai cấp tư sản đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức, giáo lí, của Giáo hội Thiên chúa giáo.
2. Nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo
Giải Lịch sử 7 trang 15 Cánh diều
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 và quan sát các hình 4.1, 4.2.
Trả lời:
* Nội dung cuộc Cải cách tôn giáo:
- Dùng biện pháp ôn hòa để tiến hành cải cách, bãi bỏ các lễ nghi phiền toái.
- Phê phán chính sách bóc lột nông dân của Tòa thánh (Mác-tin Lu-thơ)
- Bác bỏ thẩm quyền của Giáo hoàng ( Giăng Can-vanh)
- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời và tấn công vào trật tự phong kiến.
* Tác động của cuộc Cải cách tôn giáo:
- Góp phần giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.
- Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo và Tân giáo.
- Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức (cuộc chiến tranh nông dân Đức)
Luyện tập - Vận dụng
Nguyên nhân |
Nội dung |
Tác động |
|
Phương pháp giải:
B1: Đọc lại nội dung mục 1,2 SGK
B2: Chọn những ý chính liên quan đến nguyên nhân, nội dung và tác động của phong trào Cải cách tôn giáo
Trả lời:
Nguyên nhân |
Nội dung |
Tác động |
- Giáo hội Thiên chúa giáo ngăn cản, chống lại sự phát triển tiến bộ của văn hóa,khoa học. - Giáo hội Thiên chúa giáo là một thế lực cản trở bước tiến của giai cấp tư sản đang lên. => Giai cấp tư sản đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức, giáo lí, của Giáo hội Thiên chúa giáo. |
- Dùng biện pháp ôn hòa để tiến hành cải cách, bãi bỏ các lễ nghi phiền toái. - Phê phán chính sách bóc lột nông dân của Tòa thánh (Mác-tin Lu-thơ) - Bác bỏ thẩm quyền của Giáo hoàng ( Giăng Can-vanh) - Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời và tấn công vào trật tự phong kiến. |
- Góp phần giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học. - Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo và Tân giáo. - Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức (cuộc chiến tranh nông dân Đức) |
Phương pháp giải:
B1 Sưu tầm thông qua sách báo internet
B2: Chọn lọc những ý chính: Tên, năm sinh, nghề nghiệp, tư tưởng cải cách
Trả lời:
Tư liệu, hình ảnh về Mác-tin Lu-thơ:
Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo
1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo
- Nguyên nhân:
+ Hệ tư tưởng của Giáo hội và giai cấp quý tộc phong kiến đã trở nên lỗi thời, cản trở sự phát triển của xã hội.
+ Giai cấp tư sản mới hình thành, có thể lực về kinh tế nhưng lại không có thế lực về chính trị và bị Giáo hội Thiên chúa giáo cản trở.
=> Giai cấp tư sản đang lên đòi thay đổi và cải cách tổ chức, giáo lí Của Giáo hội Thiên Chúa giáo.
2. Nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo
- Phong trào Cải cách Tôn giáo diễn ra khắp Tây Âu, đi đầu là Đức, Thụy Sĩ… với các đại diện tiêu biểu là: Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh…
- Nội dung cải cách:
+ M. Lu Thơ (Đức): Lên án những hành vi tham lam và đồi bại của giáo hoàng, chỉ trích giáo lý giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục nghi lễ phiền toái.
+ Can-vanh (Thụy Sĩ): bãi bỏ thẩm quyền của giáo hoàng.
- Hệ quả:
+ Đạo Ki-tô bị phân thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô cũ và Tân giáo, mâu thuẫn và xung đột với nhau.
+ Làm bùng lên cuộc chiến tranh nông dân Đức.
Bài giảng Lịch sử 7 Bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo - Cánh diều
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:
Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng
Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại
Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc