Sách bài tập Lịch Sử 7 Bài 1 (Cánh diều): Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

3.5 K

Với giải sách bài tập Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch Sử lớp 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Câu 1 trang 4 SBT Lịch sử 7: Sau khi lật đổ đế quốc La Mã, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã

A. chia từng vùng để cai trị.

B. thành lập nhiều vương quốc mới.

C. thành lập các đô thị mới.

D. xây dựng nhiều thành quách.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 4 SBT Lịch sử 7: Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu gắn liền với

A. sự xâm nhập của người La Mã.

B. sự xâm lược của người Hy Lạp.

C. sự xâm nhập của người Giéc-man.

D. những cuộc đại phát kiến địa lí.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 3 trang 4 SBT Lịch sử 7: Nội dung nào sau đây là một trong những đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu?

A. Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nổ gần gũi, thân thiện.

B. Trong mỗi lãnh địa có nhiều lãnh chúa như những vị vua.

C. Kinh tế thương nghiệp được coi trọng, phát triển mạnh.

D. Kinh tế trong lãnh địa mang tính tự nhiên, tự cung, tự cấp.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 4 trang 5 SBT Lịch sử 7Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của thành thị Tây Âu thời trung đại?

A. Kìm hãm sự phát triển của kinh tế thương nghiệp.

B. Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của lãnh địa.

C. Tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển.

D. Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 5 trang 5 SBT Lịch sử 7Hãy ghép ý ở cột A với ý ở cột B sao cho đúng với đặc điểm của lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại ở Tây Âu.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Nối:

1 - A, C, G

2 - B, D, E

Câu 6 trang 5 SBT Lịch sử 7: Trình bày hiểu biết của em về sự ra đời của Thiên Chúa giáo.

Trả lời:

- Thiên Chúa giáo ra đời vào khoảng thế kỉ I tại Giu-đê (vùng Giê-ru-sa-lem hiện nay), do Giê-su sáng lập.

- Thiên Chúa giáo ra đời có sự kế thừa giáo lý cơ bản và tín điều của đạo Do Thái,...

Bài giảng Lịch sử 7 BBài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu - Cánh diều

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng

Bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo

Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu

 Từ thế kỉ III, người Giéc-man xâm nhập, tiêu diệt đế quốc La Mã.

- Năm 476, thành lập nhiều vương quốc mới như: Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt, vương quốc của người Ănglô-Xắc-xông.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu - Cánh diều (ảnh 1)

Lược đồ các vương quốc ở Tây Âu thế V - VI

- Xã hội: chia làm 2 giai cấp

+ Lãnh chúa phong kiến: hình thành tự bộ phận tướng lĩnh quân sự và tăng lữ được phân phong ruộng đất.

+ Nông nô được hình thành từ bộ phận: nô lệ được giải phóng và nông dân không có rộng đất. Nông nô phải phụ thuộc vào các lãnh chúa.

=> Thế kỉ VIII, Chế độ phong kiến châu Âu được hình thành

2. Đặc điểm lãnh địa và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu

-  Khoảng thế kỉ VIII, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu được hình thành

- Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phản quyền ở Tây Âu.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu - Cánh diều (ảnh 1)

Lãnh địa phong kiến

- Đời sống trong các lãnh địa:

+ Lãnh chúa đời sống xã hoa, không phải lao động.

+ Nông nô phải lao động khổ cực là lao động chính, chịu nhiều thứ thuế khác nhau, bị đối xử tàn nhẫn và lệ thuộc vào lãnh chúa.

* Đặc điểm

- Kinh tế: nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp.

- Xã hội: quan hệ bóc lột giữa lãnh chúa với nông nộ.

3. Thành thị Tây Âu thời trung đại

- Cuối thế kỉ XI, thành thị trung đại ra đời.

- Nguyên nhân ra đời:

+ Sản xuất phát triển, hàng hóa dư thừa → nảy sinh như cầu trao đổi buôn bán.

+ Thợ thủ công đem hàng hóa đến những nơi đông đúc để buôn bán và lập xưởng sản xuất.

- Vai trò: Thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển.

+ Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.

Tạo tiền đề cho sự hình thành các trường đại học lớn ở Tây Âu, như Bô-lô-nha (I-ta-li-a)…

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu - Cánh diều (ảnh 1)

Hoạt động trao đổi buôn bán của thành thị trung đại

4. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo

- Thiên Chúa giáo do Giê-su sáng lập vào thế kỉ I tại Giu-đê (vùng Giê-ru-sa-lem | hiện nay).

- Thiên Chúa giáo trở thành tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến chi phối rất lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở Tây Âu.

Đánh giá

0

0 đánh giá