Với giải Câu hỏi trang 7 Lịch sử lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
Phương pháp giải:
Quan sát hình 1.2, 1.3 SGK và nội dung mục 2 trang 6,7
Trả lời:
Đặc điểm kinh tế và xã hội trong lãnh địa phong kiến Tây Âu:
- Đặc điểm kinh tế
+ Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Nông nô trồng trọt, chăn nuôi và làm các nghề thủ công như dệt vải, rèn đúc công cụ, vũ khí, …
+ Kinh tế trong lãnh địa mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc.
+ Nông nô chủ yếu mua muối, sắt, ít có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
- Đặc điểm xã hội:
+ Cư dân trong lãnh địa chủ chủ yếu gia đình lãnh chúa và nông nô.
+ Lãnh chúa không phải la động, họ vui chơi, luyện tập trong lâu đài, dinh thự.
+ Nông nô có gia đình, nhà cửa, tài sản riêng. Họ thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô.
+ Quan hệ xã hội trong lãnh địa là quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô.
Lý thuyết Đặc điểm lãnh địa và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu
- Khoảng thế kỉ VIII, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu được hình thành
- Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phản quyền ở Tây Âu.
Lãnh địa phong kiến
- Đời sống trong các lãnh địa:
+ Lãnh chúa đời sống xã hoa, không phải lao động.
+ Nông nô phải lao động khổ cực là lao động chính, chịu nhiều thứ thuế khác nhau, bị đối xử tàn nhẫn và lệ thuộc vào lãnh chúa.
* Đặc điểm
- Kinh tế: nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp.
- Xã hội: quan hệ bóc lột giữa lãnh chúa với nông nộ.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 6 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát lược đồ 1, hãy:...
Câu hỏi trang 8 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát hình 1.4, hãy:..
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:
Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
Bài 2: Các cuôc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI
Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng
Bài 4: Phong trào Cải cách tôn giáo
Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại