Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi em hãy cho biết, Luật Doanh nghiệp có vai trò thế nào đối với Nhà nước và doanh nghiệp

247

Với giải Câu hỏi trang 122 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chi tiết trong dụng Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội

Câu hỏi trang 122 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Luật Doanh nghiệp có vai trò thế nào đối với Nhà nước và doanh nghiệp?

a) Em hãy cho biết, Luật Doanh nghiệp có vai trò thế nào đối với Nhà nước và doanh nghiệp?

b) Những quy định của Luật Giao thông đường bộ có ý nghĩa như thế nào đối với Nhà nước và xã hội.

Lời giải:

Yêu cầu a) Vai trò của Luật Doanh nghiệp:

- Luật Doanh nghiệp giúp cho Nhà nước quản lí kinh tế đất nước, quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh; quy định địa vị pháp lí của các đơn vị, tổ chức kinh tế; quy định các loại thuế đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh,...

Yêu cầu b) Luật Giao thông đường bộ giúp cho Nhà nước quản lý được việc tham gia giao thông của người dân, giúp hạn chế tai nạn giao thông,...

Lý thuyết Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

a) Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội

- Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các quan hệ kinh tế rất đa dạng, cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật để mọi hoạt động kinh tế diễn ra trong vòng trật tự, ổn định và phát triển.

- Nhà nước quản lý kinh tế đất nước thông qua việc ban hành pháp luật, quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quy định cơ cấu kinh tế, các thành phần kinh tể của nền kinh tế quốc dân, quy định địa vị pháp lý của các đơn vị, tổ chức kinh tế, quy định các loại thuế đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh,...

- Nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, thông qua pháp luật, Nhà nước có điều kiện phát huy quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, mọi thành phần dân cư trong xã hội.

- Nhà nước quản lý xã hội về chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội, khoa học và công nghệ, thông qua việc ban hành chính sách, pháp luật về từng lĩnh vực và kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước.

b) Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

- Ở nước ta, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định trong Hiến pháp, được cụ thể hoá trong các luật về dân sự, đầu tư, doanh nghiệp, thuế, khiếu nại, tố cáo, hôn nhân và gia đình giáo dục,... trong đó quy định về nội dung, cách thức thực hiện quyền công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. Thông qua pháp luật, nhân dân được thực hiện quyền của mình.

- Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thông qua các luật về dân sự, hình sự, hành chính, tố tụng, trong đó quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại và xử lí hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội | Kinh tế Pháp luật 10

Người dân có quyền khiếu nại/ tố cáo khi phát hiện sai phạm của cá nhân/ tổ chức khác

Đánh giá

0

0 đánh giá