Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Trả lời:
- Các hình ảnh nói về nội dung pháp luật là:
+ Bảo vệ môi trường.
+ Tuân thủ pháp luật.
+ Trồng cây, gây rừng.
+ Xếp hàng thẳng lối.
- Vì: Pháp luật là hệ thông quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điểu chỉnh các quan hệ xã hội.
Trả lời:
- Em không đồng tình với ý kiến Nhà nước có thể quản lí xã hội mà không cần đến pháp luật.
- Vì: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điểu chỉnh các quan hệ xã hội.
Trả lời:
- Pháp luật có cần thiết đối với em, gia đình và bạn bè bởi vì có pháp luật:
+ Cuộc sống của người dân được công bằng, dân chủ.
+ Đảm bảo về tính nhân quyền, sức khỏe... cho mỗi người dân.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mỗi người dân.
- Ví dụ: Bạn A đi xe đạp điện đúng chiều đường của mình đi bị xe ô tô đi lấn làn, bạn A gặp tai nạn và được công an giao thông giải quyết vấn đề, xe ô tô bị phạt, tước bằng lái xe và bạn A được bồi thường.
(Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất)
A. Đối với những người từ 18 tuổi trở lên.
B. Đối với mọi cá nhân, tổ chức.
C. Đối với mọi cán bộ, công chức, viên chức.
D. Đối với mọi công dân của đất nước.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Pháp luật mang tính xã hội và tính nhân dân sâu sắc.
B. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.
C. Pháp luật là quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ trong xã hội trong đất nước.
D. Pháp luật được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Những việc được làm.
B. Những việc làm tuỳ theo sở thích.
C. Những việc phải làm.
D. Những việc không được làm.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực.
D. Tính phù hợp về nội dung.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
B. Tính quyền lực nhà nước.
C. Tính cưỡng chế áp đặt của Nhà nước.
D. Tịnh kinh tế xã hội.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực.
C. Tính nghiêm minh.
D. Tính hình thức.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí văn hoá, xã hội.
B. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội.
C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
D. Pháp luật là phương tiện để công dân làm theo pháp luật.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí văn hoá, xã hội.
B. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
D. Pháp luật là phương tiện để công dân đấu tranh chống lại mọi hành vi vi phạm.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 12 trang 119 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc câu chuyện.
HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHỞI TỐ VỤ ÁN DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU HÀNG CẤM
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 thuộc Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh vừa khởi tố vụ án “Buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015.
Vụ việc xảy ra tại cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó doanh nghiệp đăng kí tờ khai hải quan khai báo hàng hoá là đồ nội thất mới 100% từ Pháp, nhưng thực tế hàng hoá nhập khẩu là đồ đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu.
Cụ thể, Công ty P (có trụ sở tại Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh) đăng kí tờ khai hải quan, khai báo hàng hoá nhập khẩu gồm hơn 40 chủng loại hàng hoá là đồ nội thất các loại, và là hàng mới 100%, có xuất xứ từ Pháp.
Qua nắm bắt thông tin, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực phối hợp cùng lực lượng chức năng kiểm tra thực tế phát hiện tất cả bàn ăn, tủ trưng bày, đồng hồ, bộ bàn ghế,... nhập khẩu đều là hàng đã qua sử dụng.
Làm việc với cơ quan Hải quan, đại diện doanh nghiệp cho biết công ty trực tiếp khai báo hải quan để nhập khẩu lô hàng trên. Trong quá trình nhập khẩu doanh nghiệp chỉ đặt hàng theo catalogue do phía đối tác cung cấp nên không biết hàng nhập khẩu là hàng đã qua sử dụng.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết quả giám định, xác định Công ty P đã mua hàng hoá là đồ gỗ và đồ gia dụng đã qua sử dụng từ nước ngoài, khai báo gian dối là hàng mới 100% để được nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định pháp luật. Tổng giá trị hàng hoá bị cấm nhập khẩu nói trên được định giá gần 300 triệu đồng.
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã khởi tố vụ án “Buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 do Công ty P thực hiện, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Thủ Đức để phối hợp cùng Viện kiểm sát Thành phố Thủ Đức điều tra, xử lí theo quy định.
(Theo baovephapluat.vn, ngày 06/01/2022)
a) Căn cứ vào đâu Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã khỏi tố vụ ăn "Buôn bán hàng cấm"?
b) Hành vi của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 khởi tố vụ án là thể hiện đặc điểm và vai trò nào của pháp luật?
Trả lời:
- Yêu cầu a) Căn cứ vào tính quyền lực của Nhà nước, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã khỏi tố vụ ăn "Buôn bán hàng cấm".
- Yêu cầu b) Hành vi của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 khởi tố vụ án là thể hiện đặc điểm và vai trò Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội.
Bài tập 13 trang 120 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin.
HIỆN PHÁP NĂM 2013 (trích)
Điều 14
1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Điều 20
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Điều 21
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
Điều 30
1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 33
1. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Điều 51
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cả nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Điều 61
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lí.
Điều 63
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020 (trích)
Điều 5. Chính sách về đầu tư kinh doanh
1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 (trích)
Điều 4. Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
Điều 8. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
1. Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Toà án.
2. Toà án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.
a) Các điều khoản của Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 trên đây thể hiện đặc điểm và vai trò nào của pháp luật?
b) Em hãy nêu một điều khoản cụ thể được trích dẫn trên đây của Hiến pháp hoặc của Luật Doanh nghiệp, Luật Tố tụng Dân sự thể hiện vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
Trả lời:
- Yêu cầu a) Các điều khoản của Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 trên đây thể hiện đặc điểm pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung và thể hiện vai trò pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí kinh tế, xã hội.
- Yêu cầu b) Một điều khoản cụ thể:
Điều 63
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
a) Theo em, việc làm của anh N là đúng hay sai? Vì sao?
b) Trong tình huống này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào thông qua hành vi việc làm của anh N và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền? Vì sao?
Trả lời:
- Yêu cầu a) Việc làm của anh N là đúng vì đó là cách để anh N bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân cũng như lấy danh dự cho công ty H.
- Yêu cầu b) Trong tình huống này, pháp luật đã thể hiện vai trò Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với anh N còn Pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước về kinh tế, xã hội đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
a) Theo em, hành vi của cơ quan quản lí thị trường là đúng hay sai? Vì sao?
b) Trong tình huống này, thông qua việc làm, hành vi của cơ quan quản lí thị trường, pháp luật đã thể hiện vai trò nào? Vì sao?
Trả lời:
- Yêu cầu a) Hành vi của cơ quan quản lí thị trường là đúng vì thể hiện tính quyền lực của nhà nước.
- Yêu cầu b) Thông qua việc làm, hành vi của cơ quan quản lí thị trường, pháp luật đã thể hiện vai trò Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, xã hội.
a) Theo em, dựa vào cơ sở nào chị Hằng đã quyết định làm hồ sơ thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận?
b) Việc chị Hằng được thành lập công ty đã thể hiện vai trò nào của pháp luật? Vì sao?
Trả lời:
- Yêu cầu a) Dựa vào cơ sở Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức nên chị Hằng đã quyết định làm hồ sơ thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Yêu cầu b) Việc chị Hằng được thành lập công ty đã thể hiện vai trò Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí kinh tế, xã hội.
a) Căn cứ vào đâu Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C?
b) Việc xét xử của Toà án nhân dân huyện D là thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? Vì sao?
Trả lời:
- Yêu cầu a) Căn cứ Pháp luật nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
- Yêu cầu b) Việc xét xử của Toà án nhân dân huyện D là thể hiện đặc điểm Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
Bạn Thành suy nghĩ: Quy định này là bắt buộc đối với tất cả những người tham gia giao thông bằng xe mô tô và xe gắn máy, nên nó thể hiện tính quy phạm phổ biển, bắt buộc chung của pháp luật. Nhưng bạn Mai lại cho rằng, quy định này thể hiện tính quyền lực của pháp luật, vì Nhà nước thể hiện quyền lực khi quy định bắt buộc với người tham gia giao thông.
Em đồng ý với ý kiến của bạn Thành hay bạn Mai? Vì sao?
Trả lời:
- Em đồng ý với ý kiến của bạn Thành vì: Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một quy phạm pháp luật. Các quy tắc xử sự này bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, bất kì ai ở vào điều kiện, hòan cảnh cụ thể cũng phải xử sự theo.
Trả lời:
- Trong cuộc sống hằng ngày em đã xử sự đúng pháp luật. Ví dụ:
+ Tuân thủ đúng luật lệ giao thông.
+ Tích cực học tập, lao động, rèn luyện...
Trả lời:
- Ví dụ về hành vi xử sự:
+ Bố mẹ đóng thuế theo quy định.
+ Các bạn trong lớp tuân thủ đúng luật lệ giao thông.
SBT KTPL 10 Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
SBT KTPL 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
SBT KTPL 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam
SBT KTPL 10 Bài 21: Thực hiện pháp luật
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
1. Khái niệm pháp luật
- Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tỉnh bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội,
- Các quy tắc xử sự chung chính là nội dung của pháp luật, là chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm.
- Nhà nước ban hành pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để các hoạt động trong xã hội diễn ra trong vòng trật tự. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức nào đó vi phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm minh.
- Pháp luật bao gồm tất cả các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, bao gồm Hiến pháp, các luật và các văn bản dưới luật.
Một số bộ luật của Việt Nam
2. Đặc điểm của pháp luật
a) Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung
- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, bắt buộc đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
- Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một quy phạm pháp luật. Các quy tắc xử sự này bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, bất kì ai ở vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cũng phải xử sự theo.
b) Pháp luật có tính quyền lực
- Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.
- Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung tại tòa
- Người vi phạm pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí, áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả biện pháp cưỡng chế.
- Việc xử lí này thể hiện quyền lực nhà nước và mang tính cưỡng chế.
- Tính quyền lực là đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức, trong đó việc thực hiện chủ yếu dựa vào tính tự giác, người không thực hiện đúng chuẩn mực đạo đức thì sẽ bị dư luận xã hội phê phán.
c) Tính xác định chặt chẽ về hình thức
- Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
- Nội dung của văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành
- Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái Hiến pháp.
- Pháp luật quy định rõ ràng, chặt chẽ cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào.
3. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
a) Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội
- Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các quan hệ kinh tế rất đa dạng, cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật để mọi hoạt động kinh tế diễn ra trong vòng trật tự, ổn định và phát triển.
- Nhà nước quản lý kinh tế đất nước thông qua việc ban hành pháp luật, quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quy định cơ cấu kinh tế, các thành phần kinh tể của nền kinh tế quốc dân, quy định địa vị pháp lý của các đơn vị, tổ chức kinh tế, quy định các loại thuế đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh,...
- Nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, thông qua pháp luật, Nhà nước có điều kiện phát huy quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, mọi thành phần dân cư trong xã hội.
- Nhà nước quản lý xã hội về chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội, khoa học và công nghệ, thông qua việc ban hành chính sách, pháp luật về từng lĩnh vực và kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b) Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
- Ở nước ta, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định trong Hiến pháp, được cụ thể hoá trong các luật về dân sự, đầu tư, doanh nghiệp, thuế, khiếu nại, tố cáo, hôn nhân và gia đình giáo dục,... trong đó quy định về nội dung, cách thức thực hiện quyền công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. Thông qua pháp luật, nhân dân được thực hiện quyền của mình.
- Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thông qua các luật về dân sự, hình sự, hành chính, tố tụng, trong đó quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại và xử lí hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Người dân có quyền khiếu nại/ tố cáo khi phát hiện sai phạm của cá nhân/ tổ chức khác