Với giải Luyện tập 1 trang 102 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chi tiết trong dụng Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Luyện tập 1 trang 102 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết việc làm nào dưới đây là thể hiện công dân tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản về kinh tế, văn hóa, xã hội? Vì sao?
A. Bạn P nộp hồ sơ và được trúng tuyển vào công ty A làm việc.
B. Ông V được pháp luật bảo hộ khi bị người khác xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
C. Bạn M tích cực học tập khi được Nhà nước hỗ trợ và cộng điểm vào đại học, vì chị là học sinh vùng cao.
D. Chị Q tham gia đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013.
E. Anh D viết đơn tố cáo ông H cán bộ xã về hành vi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.
G. Anh N nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi được cơ quan thuế nhắc nhở.
Lời giải:
- Chọn A, B, C
+ (Tình huống A) Bạn P thực hiện quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
+ (Tình huống B) Ông V được hưởng quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
+ (Tình huống C) Bạn M được hưởng quyền và nghĩa vụ học tập.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Nội dung nào dưới đây thuộc quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013?
A. Quyền bình đẳng trước pháp luật
B. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở, địa phương và cả nước.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bao gồm:
- Quyền bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở, địa phương và cả nước.
Câu 2. Mỗi người cần có trách nhiệm gì với Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Tìm hiểu Hiến pháp để có hiểu biết đầy đủ về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
B. Tôn trọng quyền của mình và của người khác.
C. Tuyên truyền, đấu tranh với các hành vi vi phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Để quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đi vào đời sống, mỗi người cần tích cực tìm hiểu Hiến pháp để có hiểu biết đầy đủ về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Cùng với việc tôn trọng quyền của mình, công dân cần tôn trọng các quyền đó của người khác; tuyên truyền, đấu tranh với các hành vi vi phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 3. Nội dung nào sau đây chưa thực hiện đúng quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Anh A lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự.
B. Chị B tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
C. Anh C và chị D mở cửa hàng kinh doanh dụng cụ học tập.
D. Anh D lén đọc nhật kí của em gái.
Đáp án đúng là: D
Anh D đã vi phạm quyền bảo mật quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín vì Hiến pháp đã quy định mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Xem thêm các bài giải Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 98 Kinh tế và Pháp luật 10:
Câu hỏi trang 99 Kinh tế và Pháp luật 10:
Câu hỏi trang 100 Kinh tế và Pháp luật 10:
Câu hỏi trang 101 Kinh tế và Pháp luật 10:
Luyện tập 5 trang 103 Kinh tế và Pháp luật 10:
Luyện tập 7 trang 103 Kinh tế và Pháp luật 10:
Xem thêm các bài giải Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội