Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Ở tình huống 1, anh T đã thực hiện quyền nào của mình

312

Với giải Câu hỏi trang 99 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chi tiết trong dụng Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Câu hỏi trang 99 Kinh tế và Pháp luật 10:

a) Ở tình huống 1, anh T đã thực hiện quyền nào của mình?

b) Ở tình huống 2 và 3, K và Q đã xâm phạm đến quyền nào của M và N?

c) Theo em, quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong các tình huống trên được quy định ở đâu?

Lời giải:

Yêu cầu a) Anh T thực hiện quyền có nơi ở hợp pháp.

Yêu cầu b)

K xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm.

- Q xâm phạm quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Yêu cầu c) Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong các tình huống trên được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

Lý thuyết Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự

- Hiến pháp năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và dân sự bao gồm:

+ Quyền sống.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Kinh tế Pháp luật 10

Mọi công dân có quyền được khai sinh

+ Quyển bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

+ Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

+ Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

+ Quyền có nơi ở hợp pháp, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

+ Quyền tự do đi lại và cư trú.

+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

+ Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.

+ Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kể được pháp luật bảo hộ.

+ Quyền kết hôn và li hôn.

Đánh giá

0

0 đánh giá