Với giải Mở đầu trang 92 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chi tiết trong dụng Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Vận dụng 2 trang 97 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy viết một bức thư với chủ đề: “Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu của chúng em” và chia sẻ với các bạn.
Lời giải:
(*) Học sinh tham khảo bức thư sau:
"Venice, ngày… tháng… năm…
Thư gửi em,
Lâu lắm rồi chúng ta chẳng nói chuyện với nhau nhỉ. Hôm nay là một ngày mưa ở Venice, không nặng hạt nhưng buồn. Anh chọn một chỗ ngồi có thể phóng tầm mắt ra con kênh Grande, nhấm nháp chút cà phê nóng, đọc một vài tin tức và chợt nghĩ ngay đến em. Anh có thể nhắn em trên facebook, gọi em trên skype, hoặc thậm chí gửi em một cái email. Nhưng anh không thích thế. Anh quyết định viết cho em một lá thư. (Và đó là lý do lá thư này có mặt trên cõi đời này).
Anh vừa đọc được một bài thơ rất hay của một thi sĩ miền Bắc khuyết danh viết từ năm 1974:
Tưởng niệm Hoàng Sa
Xin kể thêm tôi: thành mười chín triệu một người
Trái tim tôi đập về trong đó
Dòng máu xa nguồn bỗng giận sôi
Hoàng Sa, Hoàng Sa
Cái tên nghe buồn từ thuở ban sơ
Đối với tôi đã là da thịt
Dẫu chỉ là một mảnh san hô
Trang sử cũ còn hằn dấu ngựa
Từ thảo nguyên xa
Từ biển ải lửa
Khói tràn về đen thẫm những ước mơ
Đếm bao người vợ đợi chờ
Em ơi, trên từng trang sử nhỏ
Xin kể thêm tôi: thành mười chín triệu một người
Thành viên gạch hồng tươi
Làm bức tường thành, ngăn triền sóng dữ
Giữ không cho rơi một giọt mật nào
Mỗi giọt ra đi chính là một giọt máu đào, bao đời cha ông nhỏ xuống
Người bạn hải quân miền Nam ơi
Trên đảo mù sương hôm đó có tay anh cầm súng
Từ những hạm tàu rẽ sóng đại dương
Tôi thấy pháo anh giương nòng sừng sựng
Cuộc chiến đấu kết thúc dù bi thảm
Bài ca anh hùng vẫn vọng trời cao
Xin cho thơ tôi một phát súng chào
Vĩnh biệt tuần dương chìm giữa sóng
Đáy biển âm thầm ngàn năm lạnh cóng
Vẫn mặn nồng lòng Tổ quốc ta.
Anh không tìm được tác giả bài thơ này là ai. Anh thật sự rất muốn cảm ơn người đó đã cho anh những cảm xúc này. Với đứa con xa quê hương hai năm, đó là nỗi nhớ thấm sâu vào cốt tủy, đó là nỗi uất ức khi nhận thức được sự phi lí ngay trước mắt mình mà không thể làm gì để thay đổi nó.
Thử tưởng tượng xem, hai bàn tay này là của anh đây, nhưng anh không thể tự cử động, không thể sử dụng để phục vụ cuộc sống. Tay anh đang bị kẻ khác dẫm đạp lên, đang bị kẻ khác trói buộc, đang bị kẻ khác điều khiển. Và rồi có thể, kẻ đó chiếm nốt luôn chân anh, chiếm luôn trái tim anh, khối óc anh, biến anh thành một sinh vật sống biết nghe lời, không lương tri, không nhận thức, không tình cảm. Chắc là em đang thốt lên: “Eo ôi tưởng tượng kinh nhỉ!”. Nhưng quả thật là vậy mà, Trường Sa, Hoàng Sa đối với Việt Nam cũng như là hai bàn tay đối với mỗi công dân vậy.
Thật ra, sự việc tàu thăm dò HD-981 ở trên Biển Đông cũng trở thành tiêu điểm cho cộng đồng người Việt ở đây đấy. Vài đứa bạn trên trường anh cũng biết nữa. Khi chúng nó hỏi anh về Hoàng Sa như thế nào, anh cũng hơi giật mình. Mười tám năm ở Đà Nẵng không cho anh đủ kiến thức để trả lời trọn vẹn câu hỏi ấy. Xấu hổ. Thế là anh mới đi tìm, và giờ anh đang ngập trong dòng cảm xúc rất phức tạp. Thực ra thì… cũng không phức tạp lắm, vì anh còn đủ bình tĩnh viết thư cho em kia mà.
Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng đoạt hơn bốn mươi năm nay và giờ cũng xây dựng được một thành phố, thị trấn kha khá trên đó rồi. Hàng chục người lính Việt ngã xuống, máu họ tắm mát Hoàng Sa nhưng ta vẫn không giữ được chủ quyền của đất nước.
Anh cảm thấy oán giận. Mặc dù chưa bao giờ được tận mắt nhìn thấy Hoàng Sa nhưng anh cảm được Hoàng Sa là máu thịt của Tổ quốc như thế nào. Anh cũng nhớ lại một câu thơ của Hoàng Cầm trong Bên kia sông Đuống khi nhìn thấy Kinh Bắc trong buổi chiều bị Pháp xâm lược: “Sao xót xa như rụng bàn tay” và còn mang máng một ý đại khái thế này: nhà thơ đã hình tượng hóa nỗi đau bị mất đi một phần thân thể. Đến bây giờ anh mới đi đến được tận cùng cảm xúc của câu thơ ấy.
Nếu anh là một nhà văn, anh sẽ viết một bài diễn thuyết thật hay, thật hùng hồn, thật thuyết phục, thật xúc động để khẳng định chủ quyền của đất nước. Nếu anh là một chính trị gia, anh sẽ dõng dạc mà tuyên bố rằng Trung Quốc không được xâm phạm trái phép hải phận của Việt Nam. Và thậm chí anh ước mình là siêu nhân, thổi một cái là giàn khoan kia bay thẳng về bên Tàu luôn. Hơi trẻ con, viễn vông nhỉ. Vậy thôi anh trở về làm cậu sinh viên hai mươi tuổi bình thường, sáng đi học, tối về đọc tin tức Biển Đông. Anh đã ký tên cho chiến dịch “Mười ngàn chữ ký phản đối Trung Quốc xâm phạm trái phép Biển Đông”, anh cũng sẽ cố gắng khẳng định với mọi người ở đây, với bạn bè ở trường của anh rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Này, nữ sinh mười hai bận rộn, dành chút thời gian hồi âm cho anh nhé, và kể cho anh những chuyện xảy ra ở Đà Nẵng nữa, những chuyện thật mà báo chí không viết ấy.
Chờ thư em
Nhớ em, nhớ Đà Nẵng thật nhiều.
Anh Nguyên"
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Đâu là nội dung của Hiến pháp về chế độ chính trị?
A. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
C. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Những nội dung của Hiến pháp về chế độ chính trị:
- Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Câu 2. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị
A. Cảnh cáo.
B. Nghiêm trị.
C. Nhắc nhở.
D. Cải tạo nhân cách.
Đáp án đúng là: B
Hiến pháp năm 2013 khẳng định, nước Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Vì vậy, mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị nhằm góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.
Câu 3. Tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam được thành lập trên cơ sở nào?
A. Tự nguyện.
B. Bắt buộc.
C. Bình đẳng.
D. Tự do.
Đáp án đúng là: A
Tại khoản 2 Điều 9 Hiến pháp đã xác định cụ thể các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: “Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam”; khẳng định: “Được thành lập trên cơ sở tự nguyện”.
Xem thêm các bài giải Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 93 Kinh tế và Pháp luật 10:
Câu hỏi trang 94 Kinh tế và Pháp luật 10:
Câu hỏi trang 95 Kinh tế và Pháp luật 10:
Câu hỏi trang 96 Kinh tế và Pháp luật 10:
Xem thêm các bài giải Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam