Q thắc mắc, tại sao nước ta lại cần mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới nhưng phải giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia

370

Với giải Luyện tập 5 trang 97 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chi tiết trong dụng Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

Luyện tập 5 trang 97 Kinh tế và Pháp luật 10Q thắc mắc, tại sao nước ta lại cần mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới nhưng phải giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.

Căn cứ vào nội dung đã học, em hãy giải thích cho Q.

Lời giải:

Với lịch sử là nước phải hứng chịu nhiều cuộc xâm lược của nước ngoài, Việt Nam cho thấy muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc thì nhất định người Việt Nam phải làm chủ đất nước của mình và phải đảm bảo chiến tranh không xảy ra. Chỉ cần chiến tranh nổ ra thì dù kết quả thế nào đi chăng nữa, người dân Việt Nam cũng sẽ luôn phải chịu vô cùng nhiều đau thương và mất mát. Một đất nước xảy ra chiến tranh triền miên sẽ không thể nào phát triển kinh tế và đảm bảo cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân được. Điểm mấu chốt của việc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia trong việc mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới này là Việt Nam không bị quân đội nước ngoài xâm lược, công việc nội bộ của Việt Nam do người Việt Nam quyết định và chính quyền Việt Nam không bị thao túng bởi bất kỳ thế lực nào từ bên ngoài.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Đâu là nội dung của Hiến pháp về chế độ chính trị?

A. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

B. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

C. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Những nội dung của Hiến pháp về chế độ chính trị:

- Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Câu 2. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị

A. Cảnh cáo.

B. Nghiêm trị.

C. Nhắc nhở.

D. Cải tạo nhân cách.

Đáp án đúng là: B

Hiến pháp năm 2013 khẳng định, nước Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Vì vậy, mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị nhằm góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

Câu 3. Tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam được thành lập trên cơ sở nào?

A. Tự nguyện.

B. Bắt buộc.

C. Bình đẳng.

D. Tự do.

Đáp án đúng là: A

Tại khoản 2 Điều 9 Hiến pháp đã xác định cụ thể các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: “Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam”; khẳng định: “Được thành lập trên cơ sở tự nguyện”.

Đánh giá

0

0 đánh giá