SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15 (Cánh diều): Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

2.6 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

Bài tập 1 trang 93 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết mỗi hình ảnh nói về nội dung nào của chế độ chính trị được quy định trong Hiến pháp.

SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15 (Cánh diều): Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam về chế độ chính trị  (ảnh 1)

Trả lời: 

- Nội dung của Hiến pháp: Bầu cử; Thăm nghĩa trang liệt sĩ; Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hợp tác giao lưu quốc tế.

Bài tập 2 trang 93 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hình thức chính thể của nước ta là gì?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Cộng hoà dân chủ.

B. Dân chủ cộng hoà.

C. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.

D. Cộng sản chủ nghĩa.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 3 trang 94 SBT Kinh tế pháp luật 10: Lãnh thổ của Việt Nam được quy định như thế nào trong Hiến pháp? 

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển. 

B. Thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời.

C. Độc lập và thống nhất lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.

D. Độc lập và thống nhất lãnh thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 4 trang 94 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào sau đây thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. 

B. Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

C. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

D. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 5 trang 94 SBT Kinh tế pháp luật 10: Theo Hiến pháp năm 2013, toàn bộ quyền lực nhà nước là thuộc về ai?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Giai cấp công nhân.

B. Nhân dân lao động.

C. Nhân dân.

D. Giai cấp nông dân.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 6 trang 94 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhân dân thực hiện dân chủ bằng những hình thức nào?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Dân chủ trực tiếp và dân chủ thuần tuý.

B. Dân chủ hình thức và dân chủ gián tiếp.

C. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. 

D. Dân chủ đại diện và dân chủ hình thức.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 7 trang 94 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào sau đây không phải là đường lối đối ngoại của nước ta theo quy định của Hiến pháp?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) 

A. Độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

B. Đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ.

C. Chủ động và tích cực hội nhập. 

D. Can thiệp vào công việc nội bộ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 8 trang 95 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mỗi hành vi dưới đây là biểu hiện của hình thức nào về dân chủ?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Hành vi

Dân chủ trực tiếp

Dân chủ gián tiếp

1. Phát biểu ý kiến trong cuộc họp dân cư.

 

 

2. Bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã.

 

 

3. Tố cáo hành vi tham nhũng.

 

 

4. Ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã.

 

 

5. Góp ý luật khi được Quốc hội trưng cầu ý dân.

 

 

6. Đại biểu Hội đồng nhân dân thay mặt nhân dân tham gia xây dựng luật.

 

 

7. Thực hiện ủy thác của nhân dân quản lí xã hội.

 

 

8. Khiếu nại hành vi xâm phạm đến quyền lợi của bản thân.

 

 

9. Tham gia bàn bạc ý kiến xây dừng khu dân cư văn hóa.

 

 

Trả lời:

Hành vi

Dân chủ trực tiếp

Dân chủ gián tiếp

1. Phát biểu ý kiến trong cuộc họp dân cư.

X

 

2. Bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã.

X

 

3. Tố cáo hành vi tham nhũng.

X

 

4. Ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã.

X

 

5. Góp ý luật khi được Quốc hội trưng cầu ý dân.

 

X

6. Đại biểu Hội đồng nhân dân thay mặt nhân dân tham gia xây dựng luật.

 

X

7. Thực hiện ủy thác của nhân dân quản lí xã hội.

 

 

8. Khiếu nại hành vi xâm phạm đến quyền lợi của bản thân.

X

 

9. Tham gia bàn bạc ý kiến xây dừng khu dân cư văn hóa.

X

 

Bài tập 9 trang 95 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào sau đây không thể hiện việc tuân thủ Hiến pháp về chế độ chính trị? 

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Anh D tích cực phê phán các hành vi xâm phạm biên giới quốc gia.

B. Ông M đã tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ xã.

C. Cô T thường tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. 

D. Bà P luôn từ chối phát biểu trong cuộc họp dân cư.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 10 trang 96 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin

Từ phá thế bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã tạo dựng và củng cố vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Cho đến nay, chúng ta đã mở rộng và nâng tầm quan hệ ngoại giao với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, từ đó tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của quốc tế đối với công cuộc đổi mới của nhân dân ta.

Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đối ngoại của các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chủ động, tích cực và đi vào chiều sâu. Trong đó, Đảng ta đã có quan hệ với 247 chính đảng ở 11 quốc gia, bao gồm khoảng 90 đảng cộng sản và công nhân quốc tế, các đảng cầm quyền và tham chính có vai trò quan trọng. Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 quốc gia và tham gia tích cực tại nhiều diễn đàn nghị viện quốc tế quan trọng. Hoạt động đối ngoại của Chính phủ trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hoá - xã hội được đẩy mạnh, góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị và đan xen lợi ích với các đối tác. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức hữu nghị của nhân dân cũng đã triển khai đối ngoại thiết thực, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước, quảng bá sâu rộng công cuộc đổi mới, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.

Em hãy xác định nội dung đường lối đối ngoại của nước ta được thể hiện trong thông tin trên theo quy định của Hiến pháp.

Trả lời: 

- Nội dung đường lối ngoại của nước ta được thể hiện: đa phương hoá, đa dạng hoá; mở rộng, chủ động, tích cực và đi vào chiều sâu đối với đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đối ngoại của các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp; đối ngoại của Chính phủ trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hoá - xã hội được đẩy mạnh, góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị và đan xen lợi ích với các đối tác.

Bài tập 11 trang 96 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc câu chuyện

KHÔNG AI ĐƯỢC VÀO ĐÂY

Sáng ngày 27/4/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã,... Người bỏ phiếu tại hòm phiếu số 6, đơn vị 1, tiểu khu 1, khu phố Ba Đình, Hà Nội, đặt tại Nhà thuyền Hồ Tây.

Khi Bác Hồ đến, trong nhà thuyền đã có nhiều cử tri đang bỏ phiếu. Tổ bầu cử thấy Bác đến, ra hiệu để đồng bảo tạm dừng và tạo “điều kiện" để Bác bỏ phiếu trước. Biết ý, Bác nói:

- Ai đến trước, viết trước, Bác đến sau, Bác chờ. Bác chờ cho đến hàng mình mới nhận phiếu và vào “buồng” phiếu.

Nhà báo Ma Cường chợt nghĩ thật là "hạnh phúc một đời của người làm báo”, “cơ hội ngàn năm có một” và vội giơ máy lên bẩm. Rất nhanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tay che phiếu lại, nói với Ma Cường.

- Không ai được vào đây. Đây là phòng viết phiếu kín của cử tri. Phải bảo đảm tự do và bí mật cho công dân.

Nhà báo buông máy, nhưng vẫn thấy hạnh phúc.

Theo lời kể của các đồng chí ở gần Bác, trước khi đi bầu cử Bác không cho ai "gợi ý”, cả, Bác nói: 

- Ấy, đừng có “lãnh đạo” Bác nhé. Bác không biết Đảng uỷ hướng dẫn danh sách để ai, xoá ai đâu nhé. Đưa lí lịch của những người ứng cử đây để Bác xem.

Có chú nào dự buổi ứng cử viên trình bày ý kiến với cử tri, nói lại để Bác cân nhắc. Bác tự bầu.

a) Theo em, nội dung câu chuyện đã đề cập đến nguyên tắc bầu cử nào được quy định trong Hiến pháp?

b) Câu chuyện có ý nghĩa gì đối với bản thân em?

Trả lời:

Yêu cầu a) Đề cấp đến nguyên tắc bầu cử: dân chủ, công bằng.

- Yêu cầu b) Qua câu chuyện trên, em thấy rằng mỗi công dân cần phải có trách nhiệm khi đi bầu cử, luôn trung thực, bầu cử công bằng.

Bài tập 12 trang 97 SBT Kinh tế pháp luật 10: Uỷ ban nhân dân xã B đã tích cực tuyên truyền và tạo mọi điều kiện cho nhân dân trực tiếp, bình đẳng, bỏ phiếu kín để bầu cử Hội đồng nhân dân. Nhưng anh G lại thấy đây là hoạt động không cần thiết vì đó là hoạt động tự nguyện của mỗi người. 

Em hãy nhận xét hành động của Uỷ ban nhân dân xã B và suy nghĩ của anh G.

Trả lời: 

- Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng trách nhiệm, vai trò khi bầu cử Hội đồng nhân dân. Suy nghĩ của anh G là sai vì bầu cử là hoạt động bắt buộc mà tất cả công dân phải tham gia.

Bài tập 13 trang 97 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trường của M tổ chức cuộc thi tìm hiểu về đảo Trường Sa, tuy nhiên, một số bạn trong lớp lại cho rằng hoạt động này là không cần thiết vì học sinh chỉ cần hiểu rõ địa phương nơi mình sinh sống.

Trong trường hợp trên, nếu là M em sẽ giải thích như thế nào cho các bạn? 

Trả lời:

- Em sẽ nói với các bạn rằng tìm hiểu về đảo Trường Sa là một cách để hiểu về đất nước, bảo vệ tổ quốc khi có ngoại xâm. Mỗi một chúng ta cần phải có hiểu biết về nơi mình sinh sống và tất cả mọi nơi trên lãng thổ Việt Nam.

Bài tập 14 trang 97 SBT Kinh tế pháp luật 10: Theo em, mỗi học sinh cần phải làm gì để thực hiện việc tuân thủ Hiến pháp về chế độ chính trị?

Trả lời: 

- Mỗi học sinh cần:

+ Có nhận thức đúng đắn về chế độ chính trị.

+ Nghiêm túc thực hiện những quy định liên quan của Hiến pháp.

+ Tích cực phê phán các hành vi đi ngược lại các quy định của Hiến phấp về chế độ chính trị. 

Bài tập 15 trang 97 SBT Kinh tế pháp luật 10Em hãy liệt kê các hoạt động của địa phương trong thực hiện quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị. Theo em, các hoạt động đó có ý nghĩa gì đối với bản thân và gia đình?

Trả lời:

- Tuyên truyền Hiến pháp về chế độ chính trị cho mỗi người dân.

- Chưng cầu ý kiến người dân.

- Tổ chức bẩu cử kín, bình đẳng, dân chủ.

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT KTPL 10 Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

SBT KTPL 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

SBT KTPL 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

SBT KTPL 10 Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường

SBT KTPL 10 Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

1. Quy định của Hiến pháp về tên nước, hình thức chính thể, chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam

- Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

+ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

+ Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị nhằm góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

- Hiến pháp năm 2013 cũng quy định cụ thể về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca và Quốc khánh, thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị | Kinh tế Pháp luật 10

Quốc hiệu, quốc huy, quốc kì, quốc ca Việt Nam

2. Quy định của Hiến pháp về bản chất của Nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị

- Quy định của Hiến pháp về bản chất nhà nước:

+ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

+ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị | Kinh tế Pháp luật 10

Nhân dân tham gia bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV (hình thức bỏ phiếu kín)

- Quy định của Hiến pháp về Tổ chức chính trị:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn bó với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị | Kinh tế Pháp luật 10

+ Tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam được thành lập trên cơ sở tự nguyện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các thành viên của tổ chức minh, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tham gia thực hiện dân chủ và giám sát, phản biện xã hội, xây dựng hệ thống chính trị. Các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

3. Quy định của Hiến pháp về đường lối đối ngoại

- Về đường lối đối ngoại, Hiến pháp năm 2013 quy định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại:

+ Độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển;

+ Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi

+ Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị | Kinh tế Pháp luật 10

Lễ kỉ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc

4. Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị

- Để thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị, mỗi công dân cần:

+ Có nhận thức đúng đắn về chế độ chính trị

+ Nghiêm túc thực hiện các quy định liên quan của Hiến pháp

+ Phê phán các hành vi đi ngược lại các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị.

Đánh giá

0

0 đánh giá