Từ các thông tin trên, em hãy xác định bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và vai trò của Đảng, Mặt trận Tổ quốc

195

Với giải Câu hỏi trang 94 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chi tiết trong dụng Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

Câu hỏi trang 94 Kinh tế và Pháp luật 10:

a) Từ các thông tin trên, em hãy xác định bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và vai trò của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.

b) Em có nhận xét gì về thái độ và hành vi của anh K trong trường hợp trên?

Lời giải:

Yêu cầu a)

- Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

+ Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.

+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Vai trò của Đảng:

+ Là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc.

+ Là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội trong đó, Đảng lãnh đạo xây dựng Hiến pháp và pháp luật.

- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các tổ chức thành viên:

+ Tích cực trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, góp phần quan trọng vào việc triển khai thi hành Hiến pháp và pháp luật.

+ Thực hiện giám sát các cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, cũng như việc thực hiện Hiến pháp.

Yêu cầu b) Hành vi của anh K rất đáng khen và học tập vì anh đã rất tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ bầu cử của mình.

Lý thuyết Quy định của Hiến pháp về bản chất của Nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị

- Quy định của Hiến pháp về bản chất nhà nước:

+ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

+ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị | Kinh tế Pháp luật 10

Nhân dân tham gia bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV (hình thức bỏ phiếu kín)

- Quy định của Hiến pháp về Tổ chức chính trị:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn bó với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị | Kinh tế Pháp luật 10

+ Tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam được thành lập trên cơ sở tự nguyện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các thành viên của tổ chức minh, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tham gia thực hiện dân chủ và giám sát, phản biện xã hội, xây dựng hệ thống chính trị. Các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Đánh giá

0

0 đánh giá