Bạn cần đăng nhập để download tài liệu

Em hãy nêu sự khác nhau giữa Hiến pháp và Pháp luật

523

Với giải Luyện tập 2 trang 91 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chi tiết trong dụng Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Luyện tập 2 trang 91 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy nêu sự khác nhau giữa Hiến pháp và Pháp luật

Lời giải:

  Hiến pháp Pháp luật
Bản chất Là văn bản thể hiện và bảo vệ chủ quyền của nhân dân, thông qua việc giới hạn quyền lực của nhà nước và khẳng định các quyền con người, quyền công dân. Là tập hợp những quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước ban hành để quản lý xã hội, vì thế mang bản chất là công cụ pháp lý của nhà nước, chủ yếu phản ánh ý chí của Nhà nước (tuy nhiên không được đi ngược lại ý chí của nhân dân vì không được trái với Hiến pháp).
Giá trị
pháp lý
Có giá trị pháp lý cao hơn các đạo luật khác của quốc gia; các đạo luật khác trong quốc gia được xây dựng phải trên cơ sở Hiến pháp, không được vi phạm Hiến pháp. Có giá pháp lý thấp hơn Hiến pháp, được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, không trái với quy định của Hiến pháp.
Phạm vi và
mức độ
điều chỉnh
Có phạm vi điều chỉnh rất rộng, liên quan đến tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia, song chỉ tập trung vào các mối quan hệ cơ bản và chỉ đề cập đến các nguyên tắc định hướng, nền tảng, không đi sâu vào chi tiết. Có phạm vi điều chỉnh hẹp chỉ trong một lĩnh vực chính trị, thậm chí một nhóm quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định, nhưng đi sâu điều chỉnh chi tiết, cụ thể trong lĩnh vực, quan hệ xã hội đó.
Trình tự,
thủ tục xây dựng và
sửa đổi
Phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian hơn do với các đạo luật khác. Đơn giản và đòi hỏi ít thời gian hơn Hiến pháp.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia.

B. Có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

C. Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hiến pháp có vị trí trong hệ thống pháp luật là:

- Là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia.

- Là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.

Câu 2. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

A. Là luật cơ bản của Nhà nước.

B. Là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác.

C. Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật khác không được trái với Hiến pháp.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia. Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật khác không được trái với Hiến pháp.

Câu 3. Mỗi công dân cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?

A. Tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp.

B. Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp.

C. Tích cực tuyên truyền, phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm Hiến pháp.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, mỗi công dân cần:

+ Tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp.

+ Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp trong cuộc sống hàng ngày.

+ Tích cực tuyên truyền, phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm Hiến pháp nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân.

Đánh giá

0

0 đánh giá