Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13 (Cánh diều): Chính quyền địa phương

5.3 K

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 13: Chính quyền địa phương sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10 từ đó học tốt môn Kinh tế Pháp luật 10.

Giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 13: Chính quyền địa phương

Mở đầu trang 80 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy kể tên các đơn vị hành chính từ tỉnh hoặc thành phố trở xuống ở địa phương em.

Lời giải:

- Thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, quận, thị xã, huyện, phường, xã, thị trấn.

1. Hội đồng nhân dân

Câu hỏi trang 81 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết:

a) Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra?

b) Hội đồng nhân dân ở từng cấp có vị trí, chức năng như thế nào?

Lời giải:

Yêu cầu a) Hội đồng nhân dân các cấp do cử tri ở địa phương bầu ra.

Yêu cầu b) Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Câu hỏi trang 82 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết:

a) Hội đồng nhân dân được phân cấp theo đơn vị hành chính như thế nào?

b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.

Lời giải:

Yêu cầu a) Hội đồng nhân dân được phân chia thành ba cấp: Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

Yêu cầu b) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân:

Hội đồng nhân dân được phân cấp theo đơn vị hành chính như thế nào?

Câu hỏi trang 82 Kinh tế và Pháp luật 10:

a) Em hãy cho biết đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm gì với cử tri.

b) Em hãy nêu các hoạt động cơ bản của Hội đồng nhân dân.

c) Em hãy cho biết cách thức hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Lời giải:

Yêu cầu a) Đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri với HĐND và cơ quan nhà nước hữu quan ở địa phương. Mỗi năm một lần vào cuối năm, kết hợp với việc tiếp xúc cử tri, đại biểu HĐND báo cáo với cử tri ở đơn vị bầu ra mình về hoạt động trong năm, nhiệm vụ năm tới của mình và của HĐND. Sau mỗi kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND, vận động và cùng với nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.

Yêu cầu b) Các hoạt động cơ bản của Hội đồng nhân dân:

- Kì họp Hội đồng nhân dân diễn ra mỗi năm ít nhất hai kì.

- Xem xét, thông qua các nghị quyết về kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh.

- Đưa ra biểu quyết, bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu,…

Yêu cầu c) Hoạt động của Hội đồng nhân dân được đảm bảo bằng các kì họp Hội đồng nhân dân, hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và của các đại biểu Hội đồng nhân dân.

2. Ủy ban nhân dân

Câu hỏi trang 83 Kinh tế và Pháp luật 10:

a) Cơ quan nào có trách nhiệm bầu cử Ủy ban nhân dân các cấp?

b) Ủy ban nhân dân ở từng cấp có vị trí, chức năng như thế nào?

Lời giải:

Yêu cầu a) Ủy ban nhân dân các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu.

Yêu cầu b) Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Câu hỏi trang 84 Kinh tế và Pháp luật 10:

a) Em hãy nêu cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân theo từng cấp tương ứng và vẽ sơ đồ minh họa.

b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ở từng cấp giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng gì?

c) Nêu nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhân dân khi quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.

Lời giải:

Yêu cầu a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân theo từng cấp tương ứng:

Em hãy nêu cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân theo từng cấp tương ứng và vẽ sơ đồ

Yêu cầu b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương.

Yêu cầu c) Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách kết hợp với chế độ thủ trưởng.

3. Thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương

Câu hỏi trang 86 Kinh tế và Pháp luật 10:

a) Theo em, đoàn viên, thanh niên có thể tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương bằng những hành động cụ thể nào?

b) Em có thể kể một số ví dụ về các hoạt động của đoàn viên, thanh niên của địa phương em?

Lời giải:

Yêu cầu a)

Những hành động mà đoàn viên, thanh niên có thể tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương:

+ Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lý của chính quyền địa phương về an ninh, trật tự, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,…

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.

+ Có ý thức tham gia vào công việc quản lý nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.

+ Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương.

+ Đấu tranh, phê phán những hành vi chống phá nhà nước ở địa phương.

Yêu cầu b) Một số hoạt động ví dụ:

+ Tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện hàng năm.

+ Vận động những gia đình có con cái nghiện ma túy đi cai nghiện.

+ Tham gia vào đội tuần tra của xã để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi đốt pháo nổ, đánh cờ bạc ngày Tết.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 86 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về Hội đồng nhân dân? Vì sao?

A. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

B. Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

C. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

D. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền lập hiến và lập pháp ở địa phương.

Lời giải:

- Ý kiến A. Sai vì Quốc hội mới là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

- Ý kiến B. Sai.

- Ý kiến C. Đúng.

- Ý kiến D. Sai vì Ủy ban nhân dân mới thực hiện quyền lập hiến và lập pháp ở địa phương.

Luyện tập 2 trang 87 Kinh tế và Pháp luật 10: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

A. Ủy ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền sát nhập xã A thuộc huyện Y của tỉnh Z vào thị trấn X thuộc huyện Y của tỉnh Z.

B. Nếu gia đình anh B xảy ra tranh chấp về đất đai với hàng xóm thì gia đình anh B cần đến Ủy ban nhân dân để giải quyết.

C. Ủy ban nhân dân cấp xã, phường là cơ quan xét xử những hành vi trái pháp luật về môi trường của công ty X ở địa phương.

D. Khi phát hiện ông D có hành vi tuyên truyền tài liệu có nội dung nói xấu chính quyền, anh V đã đến Ủy ban nhân dân xã để khiếu nại.

E. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị C muốn công chứng các loại giấy tờ để làm hồ sơ xin việc thì phải đến Ủy ban nhân dân.

Lời giải:

A. Không đồng ý vì Hội đồng nhân dân mới có thẩm quyền trong việc này.

B. Đồng ý.

C. Không đồng ý vì Hội đồng nhân dân mới có thẩm quyền trong việc này.

D. Đồng ý.

E. Đồng ý.

Luyện tập 3 trang 87 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết công dân Việt Nam phải có những điều kiện nào mới có quyền bầu cử và quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân? Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân?

Lời giải:

- Điều kiện để công dân có quyền bầu cử và ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân:

+ Mọi công dân nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp.

+ Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham lam và những hành vi vi phạm pháp luật.

+ Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

+ Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội Đồng nhân dân.

+ Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

- Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân vì:

+ Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật trong việc được lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.

+ Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

+ Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Luyện tập 4 trang 87 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy kể một số việc mà bản thân hoặc gia đình em đã đến chính quyền địa phương để giải quyết.

Lời giải:

- Một vài ví dụ:

+ Anh chị đi đăng kí kết hôn.

+ Bố đi khai sinh cho em gái.

+ Kê khai nhân khẩu, đăng ký cư trú, tạm trú

Vận dụng

Vận dụng trang 87 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng một kế hoạch nhỏ tuyên truyền về hoạt động của Ủy ban nhân dân ở địa phương em, theo gợi ý:

- Thu thập thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân.

- Lập kế hoạch thực hiện: mục đích, đối tượng tuyên truyền, hình thức, nội dung tuyên truyền, thời gian, địa điểm thực hiện.

Trình bày kế hoạch trước lớp.

Lời giải:

- Mục đích: Tuyên truyền về hoạt động hiến máu của Ủy ban nhân dân phát động.

- Đối tượng: sinh viên, người dân ở xã, phường có đủ điều kiện, sức khỏe và mong muốn được hiến máu.

- Hình thức: Phát trên loa đài, phát tờ rơi ở những ngã tư đường,…

- Nội dung: Lợi ích của việc hiến máu; nêu những hoàn cảnh, trường hợp bị bệnh đang cần được truyền máu,…

- Thời gian: Mỗi buổi chiều tan làm.

- Địa điểm: Ngã tư đường nơi có nhiều người qua lại, cổng trường, cổng cơ quan,…

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 13: Chính quyền địa phương

1. Hội đồng nhân dân

a) Vị trí, chức năng của Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân dân các cấp do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

- Hội đồng nhân dân có chức năng và nhiệm vụ là:

+ Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định

+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 13: Chính quyền địa phương | Kinh tế Pháp luật 10

Kì họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội

b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra.

- Các chức danh chủ chốt của Hội đồng nhân dân gồm:

+ Chủ tịch

+ Phó Chủ tịch

+ Các uỷ viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân (gọi chung là Thường trực Hội đồng nhân dân).

- Hội đồng nhân dân được phân chia thành ba cấp:

+ Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 13: Chính quyền địa phương | Kinh tế Pháp luật 10

Kì họp thứ 5 của HĐND xã Ba Đồn (huyện Quảng Trạch)

c) Hoạt động của của Hội đồng nhân dân

- Hoạt động của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng các kì họp Hội đồng nhân dân (mỗi năm ít nhất hai ki), hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và của các đại biểu Hội đồng nhân dân.

2. Ủy ban nhân dân

a) Vị trí, chức năng của Ủy ban nhân dân

- Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

- Chức năng của Ủy ban nhân dân:

+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;

+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân

- Uỷ ban nhân dân được phân chia thành 3 cấp:

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 13: Chính quyền địa phương | Kinh tế Pháp luật 10

Trụ sở UBND thành phố Hồ Chí Minh

+ Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Uỷ ban nhân dân gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên.

- Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa sổ

- Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lí Nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương.

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Chính phủ Lý ban nhân dân các cấp dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

- Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách kết hợp với chế độ thủ trưởng, thể hiện qua các hoạt động Hoạt động tập thể của Uỷ ban nhân dân, Hoạt động của Chủ tịch và các thành viên của Uỷ ban nhân dân.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 13: Chính quyền địa phương | Kinh tế Pháp luật 10

Một kì Hội nghị của UBND thành phố Hà Nội

3. Thực hiện nghãi vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương là chính quyền của nhân dân, có trách nhiệm quản lí mọi mặt của đời sống xã hội ở địa phương, bảo đảm và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.

- Là công dân, mỗi chúng ta cần tích cực bảo vệ, tham gia xây dựng chính quyền địa phương bằng những việc làm thiết thực:

+ Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lí của chính quyền địa phương về an ninh, trật tự, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, môi trường,...

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 13: Chính quyền địa phương | Kinh tế Pháp luật 10

Đoàn viên Thanh niên tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường ở địa phương

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.

+ Có ý thức tham gia vào công việc quản lý nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.

+ Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương, đấu tranh phê phán các hành vi chống phá nhà nước ở địa phương.

Xem thêm các bài giải Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13: Chính quyền địa phương

Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Đánh giá

0

0 đánh giá