Còn ba tháng nữa là đến sinh nhật mẹ, H lên kế hoạch tài chính cá nhân để có thể mua một món quà sinh nhật tặng mẹ

721

Với giải Luyện tập 4 trang 64 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Luyện tập 4 trang 64 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Còn ba tháng nữa là đến sinh nhật mẹ, H lên kế hoạch tài chính cá nhân để có thể mua một món quà sinh nhật tặng mẹ. Tuần đầu, H làm theo đúng kế hoạch, nhưng tuần thứ hai thì H không thể thực hiện như trước. H không hoàn thành mục tiêu do thói quen chi tiêu không kiểm soát, không tuân thủ kế hoạch đã định. H suy nghĩ không biết có thể mua được món quà sinh nhật tặng mẹ hay không.

Yêu cầu: Em hãy sưu tầm một số quy tắc chi tiêu và chia sẻ cho H để giúp bạn có thể hoàn thành kế hoạch tài chính cá nhân trên.

Lời giải:

- Một số quy tắc chi tiêu và chia sẻ cho H để giúp bạn có thể hoàn thành kế hoạch tài chính cá nhân trên là:

+ Cân nhắc những thói quen tiêu dùng cần loại bỏ: Hãy xem ngân sách của bạn là một trọng tài và quyết định xem những khoản chi nào không cần thiết, lãng phí và nằm ngoài mục tiêu của bản kế hoạch tài chính.

+ Thắt chặt chi tiêu và tiêu dùng hạ tiện.

+ Đặt khung thời gian để hoàn thành mục tiêu: Hãy chia mục tiêu thành các mục nhỏ hơn, bắt đầu từ các mục tiêu cần làm ngay (như thay mới tủ lạnh) sau đó là các mục tiêu xa hơn như mua nhà. Với các mục tiêu dài hạn, cần có khung thời gian ngắn hạn, dài hạn để hoàn thành từng phần mục tiêu.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Tài chính cá nhân gồm những yếu tố cơ bản nào?

A. Thu nhập.

B. Tiêu dùng.

C. Tiết kiệm.

D. Cả A, B,C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Các yếu tố cơ bản của tài chính cá nhân gồm:

- Thu nhập: từ lương, thưởng, các hoạt động kinh doanh,…

- Tiêu dùng: chi phí sinh hoạt, chi phí học hành, chi phí mua sắm, giải trí,…

- Tiết kiệm: làm sổ tiết kiệm, mua vàng tích trữ,…

- Đầu tư: các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua vàng, ngoại tệ, chứng khoán,…

- Bảo vệ: tham gia bảo hiểm, chi phí dự phòng,…

Câu 2. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về kế hoạch tài chính cá nhân?

A. Lập kế hoạch tài chính cá nhân chủ yếu để thực hiện mục tiêu cân đối thu chi, trên cơ sở đó thực hiện được mục tiêu tiết kiệm.

B. Tăng thu nhập là nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân.

C. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có phương án dự phòng tốt cho tương lai.

D. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có biện pháp bảo vệ tài chính của cá nhân.

Đáp án đúng là: B

Ý kiến tăng thu nhập là nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân sai, vì lập kế hoạch tài chính cá nhân nhiều khi không đặt ra mục tiêu tăng thu nhập mà chủ yếu là cân đối thu chi và tiết kiệm.

Câu 3. Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: B

 - Các loại kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm:

+ Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn (dưới 3 tháng). 

+ Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn (từ 3 – 6 tháng).

+ Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn (từ 6 tháng trở lên).

Đánh giá

0

0 đánh giá