Với giải Luyện tập 1 trang 63 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Luyện tập 1 trang 63 Kinh tế và Pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với suy nghĩ, việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Bạn M cho rằng người dư dả tiền bạc không cần lập kế hoạch tài chính cá nhân
B. Bạn Q lập kế hoạch tài chính cá nhân nhằm chủ động cuộc sống và học tập, cân bằng tài chính cá nhân trong hiện tại và tương lai
C. Bạn V cho rằng, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là của bố mẹ, học sinh thì chưa cần.
D. Bạn X cho rằng, lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người đảm bảo tài chính hiện tại, không lãng phi, không bị nợ nần.
Lời giải:
- (Trường hợp A) Em không đồng tình với suy nghĩ “Bạn M cho rằng người dư dả tiền bạc không cần lập kế hoạch tài chính cá nhân”. Vì lập kế hoạch tài chính là cần thiết cho mọi đối tượng đã có khả năng thu chi tài chính, nó đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch, không lãng phí, dự phòng cho các tình huống phát sinh và đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra.
- (Trường hợp B) Em đồng tình với suy nghĩ “Bạn Q lập kế hoạch tài chính cá nhân nhằm chủ động cuộc sống và học tập, cân bằng tài chính cá nhân trong hiện tại và tương lai”. Vì khi Q lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp Q cân đối các khoản chi cần thiết cho đời sống, học tập, hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân để chủ động điều chỉnh cho phù hợp. Và kế hoạch tài chính có thể được lập theo thời gian ngắn hạn và dài hạn.
- (Trường hợp C) Em không đồng tình với suy nghĩ “Bạn V cho rằng, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là của bố mẹ, học sinh thì chưa cần”. Vì học sinh cũng là người đã sử dụng các khoản tiền để chi và có những khoản tiền tiết kiệm nên cần lập kế hoạch tài chính cá nhân để đảm bảo việc chi tiêu hợp lý, không lãng phí.
- (Trường hợp D) Em đồng tình với suy nghĩ “Bạn X cho rằng, lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người đảm bảo tài chính hiện tại, không lãng phi, không bị nợ nần.” Vì khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, sẽ có sự chủ động trong chi tiêu, tiết kiệm.. một cách hợp lý trong giới hạn. Nếu có sự thay đổi trong tài chính, bản kế hoạch cũng sẽ giúp X dễ dàng điều chỉnh mọi chi tiêu.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Tài chính cá nhân gồm những yếu tố cơ bản nào?
A. Thu nhập.
B. Tiêu dùng.
C. Tiết kiệm.
D. Cả A, B,C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Các yếu tố cơ bản của tài chính cá nhân gồm:
- Thu nhập: từ lương, thưởng, các hoạt động kinh doanh,…
- Tiêu dùng: chi phí sinh hoạt, chi phí học hành, chi phí mua sắm, giải trí,…
- Tiết kiệm: làm sổ tiết kiệm, mua vàng tích trữ,…
- Đầu tư: các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua vàng, ngoại tệ, chứng khoán,…
- Bảo vệ: tham gia bảo hiểm, chi phí dự phòng,…
Câu 2. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về kế hoạch tài chính cá nhân?
A. Lập kế hoạch tài chính cá nhân chủ yếu để thực hiện mục tiêu cân đối thu chi, trên cơ sở đó thực hiện được mục tiêu tiết kiệm.
B. Tăng thu nhập là nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân.
C. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có phương án dự phòng tốt cho tương lai.
D. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có biện pháp bảo vệ tài chính của cá nhân.
Đáp án đúng là: B
Ý kiến tăng thu nhập là nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân sai, vì lập kế hoạch tài chính cá nhân nhiều khi không đặt ra mục tiêu tăng thu nhập mà chủ yếu là cân đối thu chi và tiết kiệm.
Câu 3. Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án đúng là: B
- Các loại kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm:
+ Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn (dưới 3 tháng).
+ Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn (từ 3 – 6 tháng).
+ Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn (từ 6 tháng trở lên).
Xem thêm các bài giải Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 60 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và cùng bạn thảo luận:
Câu hỏi trang 61 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy quan sát tranh, đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi trang 62 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Luyện tập 3 trang 64 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Luyện tập 4 trang 64 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Xem thêm các bài giải Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13: Chính quyền địa phương