Chuẩn bị Các khối kim loại hình hộp chữ nhật giống nhau, chậu cát mịn

465

Với giải Thực hành 1 trang 83 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 16: Áp suất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 16: Áp suất

Video bài giải KHTN lớp 8 Bài 16: Áp suất - Cánh diều

Thực hành 1 trang 83 KHTN lớp 8:

Chuẩn bị

Các khối kim loại hình hộp chữ nhật giống nhau, chậu cát mịn.

Tiến hành

- Đặt khối kim loại lên mặt cát và đo độ lún của cát ở mỗi trường hợp sau:

+ Đặt một khối kim loại nằm ngang (hình 16.2a).

+ Đặt một khối kim loại thẳng đứng (hình 16.2b).

+ Đặt hai khối kim loại chồng lên nhau (hình 16.2c).

Chuẩn bị Các khối kim loại hình hộp chữ nhật giống nhau, chậu cát mịn

 

- So sánh độ lún trong mỗi trường hợp và rút ra kết luận về sự thay đổi độ lún gây ra bởi áp lực của khối kim loại trên mặt cát khi:

+ Với cùng một áp lực (hình 16.2a, b), diện tích bị ép giảm;

+ Trên một diện tích bị ép không đổi (hình 16.2a, c), tăng áp lực.

Trả lời:

- So sánh độ lún trong mỗi trường hợp:

+ Với cùng một áp lực thì trường hợp b lún sâu hơn trường hợp a.

+ Trên một diện tích bị ép không đổi thì trường hợp c lún sâu hơn trường hợp a.

- Kết luận:

+ Với cùng một áp lực, diện tích bị ép giảm thì tác dụng của lực lên diện tích bề mặt bị ép càng lớn.

+ Trên một diện tích bị ép không đổi, tăng áp lực thì tác dụng của lực lên diện tích bề mặt bị ép càng lớn.

Lý thuyết Áp suất

Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Công thức tính áp suất: P=FS

Trong đó:

+ p là áp suất (N/m2; Pa ) 1 Pa (đọc là paxcan) = 1 N/m2

+ F là áp lực (N) tác dụng lên mặt bị ép

+ S là diện tích bị ép (m2)

- Một số đơn vị đo áp suất khác thường dùng:

• Bar: 1 Bar = 100 000 Pa

• Atmôtphe: 1 atm =101 300 Pa

• Milimet thuỷ ngân: 1mmHg = 133,3 Pa

- Để đo áp suất, người ta dùng áp kế.

Đánh giá

0

0 đánh giá