Sách bài tập KHTN 8 Bài 16 (Cánh diều): Áp suất

2.3 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 16: Áp suất sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 16: Áp suất

Bài 16.1 trang 34 Sách bài tập KHTN 8Đơn vị của áp suất là

A. niu tơn (N).

B. paxcan (Pa).

C. mét/giây (m/s).

D. kilôgam (kg).

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đơn vị của áp suất là Pa hoặc N//m2.

Bài 16.2 trang 35 Sách bài tập KHTN 8Mối liên hệ giữa áp lực F, diện tích bị ép S và áp suất p là

A. p = F.S

B. S= p.F

C. p=FS

D. F=pS

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Công thức tính áp suất là p=FS

Bài 16.3 trang 35 Sách bài tập KHTN 8Độ lớn áp lực của nước biển tác dụng lên một người thợ lặn đang lặn ở dưới đáy biển được tính theo đơn vị

A. niu tơn (N).

B. paxcan (Pa).

C. kilôgam (kg).

D. mét (m).

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Đơn vị của áp lực là niu tơn (N).

Bài 16.4 trang 35 Sách bài tập KHTN 8Áp lực là

A. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

B. lực ép có phương song song với mặt bị ép.

C. lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.

D. lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Bài 16.5 trang 35 Sách bài tập KHTN 8Áp suất tăng khi

A. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S tăng.

B. diện tích bị ép S tăng, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S không đổi.

C. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S giảm.

D. áp lực tăng bao nhiêu lần thì diện tích bị ép S cũng tăng lên bấy nhiều lần.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Áp suất tăng khi diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S tăng.

Bài 16.6 trang 35 Sách bài tập KHTN 8Áp lực của nước có áp suất 2,3.105 Pa tác dụng lên mặt nạ của thợ lặn có diện tích 0,0042 m2 là

A. F = 5,5.107 N.

B. F = 9,7.102 N.

C. F = 1,8.10-8 N.

D. F = 1,8.10-7 N.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Áp lực của nước là F=p.S=2,3.105.0,0042=9,7.102N.

Bài 16.7 trang 35 Sách bài tập KHTN 8Có bốn khối tam giác có khối lượng bằng nhau đặt trên mặt sàn như hình 16.1. Khối tam giác ở hình nào tác dụng áp suất lớn nhất lên sàn?

Có bốn khối tam giác có khối lượng bằng nhau đặt trên mặt sàn như hình 16.1

Lời giải:

Vì bốn khối tam giác có cùng khối lượng nên áp lực tác dụng lên sàn là như nhau. Ở hình B, khối tam giác có diện tích mặt tiếp xúc với sàn nhỏ nhất nên áp suất tác dụng lên sàn là lớn nhất.

Bài 16.8 trang 35 Sách bài tập KHTN 8Một chiếc ghế bốn chân có khối lượng 5,0 kg được đặt trên mặt sàn, trong đó diện tích tiếp xúc của mỗi chân ghế là 3,0 cm2. Tính áp suất chiếc ghế tác dụng lên sân trong trường hợp một người có khối lượng 50 kg ngồi trên ghế.

Lời giải:

Lực của ghế và người tác dụng lên sàn là:

F = (5,0 + 50).10 = 5,5.102 (N).

Diện tích tiếp xúc của bốn chân ghế là:

S = 4.3,0 = 12 (cm2) = 1,2.10-3 (m2).

Áp suất chiếc ghế tác dụng lên sàn là:

p=FS=5,5.1021,2.1034,6.105 (Pa).

Bài 16.9 trang 36 Sách bài tập KHTN 8: Vì sao những xe ô tô chở khối lượng lớn hàng hoá lại có nhiều bánh xe (hình 16.2)?

Vì sao những xe ô tô chở khối lượng lớn hàng hoá lại có nhiều bánh xe (hình 16.2)

Lời giải:

Xe ô tô chở khối lượng lớn hàng hoá gây ra áp lực lớn lên đường, làm đường dễ hư hỏng. Để tránh điều này, các phương tiện cần có nhiều bánh xe để tăng diện tích tiếp xúc với đường, làm giảm áp suất tác dụng lên đường.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 16: Áp suất

I. Áp lực

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Ví dụ: Do có trọng lượng nên các vật như tủ, bàn ghế, … tác dụng lực ép lên sàn, có phương vuông góc với mặt sàn.

II. Áp suất

Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Công thức tính áp suất: P=FS

Trong đó:

+ p là áp suất (N/m2; Pa ) 1 Pa (đọc là paxcan) = 1 N/m2

+ F là áp lực (N) tác dụng lên mặt bị ép

+ S là diện tích bị ép (m2)

- Một số đơn vị đo áp suất khác thường dùng:

• Bar: 1 Bar = 100 000 Pa

• Atmôtphe: 1 atm =101 300 Pa

• Milimet thuỷ ngân: 1mmHg = 133,3 Pa

- Để đo áp suất, người ta dùng áp kế.

III. Tăng giảm áp suất

Áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.

Để tăng (giảm) áp suất tác dụng lên một diện tích mặt bị ép ta có thể tăng (giảm) áp lực hoặc giảm (tăng) diện tích mặt bị ép hoặc vừa tăng (giảm) áp lực, vừa giảm (tăng) diện tích mặt bị ép.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 16: Áp suất

Đánh giá

0

0 đánh giá