20 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 16 (Cánh diều) có đáp án: Áp suất

1.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 16: Áp suất sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 16: Áp suất. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 16: Áp suất

Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 16: Áp suất

Câu 1: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?

A.Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.

B.Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.

C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.

D.Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.

Đáp án đúng là C

Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.

Câu 2: Phương án nào trong các phương án sau đây có thể tăng áp suất của vật tác dụng lên mặt sàn nằm ngang.

A.Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép.          

B.Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.

C.Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép.        

D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

Đáp án đúng là D

Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép có thể tăng áp suất của vật tác dụng lên mặt sàn nằm ngang.

Câu 3: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?

A.Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.

B. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.

C.Trọng lượng của tàu.                               

D.Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là C

Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lượng của tàu

Câu 4: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B thì

A.áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B.

B. áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A.

C.áp suất tác dụng lên hai vật như nhau.

D.áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B.

Đáp án đúng là B

Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B thì áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A.

Câu 5: Muốn giảm áp suất thì

A.tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.

B.tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.

C.giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.

D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.

Đáp án đúng là A

Muốn giảm áp suất thìtăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực

Câu 6: Lực nào dưới đây đóng vai trò là áp lực?

A. Lực kéo của con ngựa lên xe.

B. Trọng lượng của người ngồi trên giường.

C. Lực ma sát tác dụng lên vật.

D. Trọng lượng của bóng đèn treo trên sợi dây.

Đáp án đúng là B

A, C – lực có phương song song với diện tích mặt bị ép.

D – Trọng lượng của bóng đèn đóng vai trò là lực kéo.

Câu 7: Đơn vị của áp suất cũng có thể được tính bằng

A. cmHg/m2.        

B. Pa/m2.

C. m2/Hg.

D. N/m2; Pa và mmHg.

Đáp án đúng là D

Đơn vị của áp suất cũng có thể được tính bằng N/m2; Pa và mmHg.

Câu 8: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì

A.để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất.

B.để tăng áp suất lên mặt đất.

C. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.

D.để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất.

Đáp án đúng là C

Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.

Câu 9: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào áp lực nhỏ nhất?

A.Khi thầy Tuấn xách cặp đứng co một chân.

B. Khi thầy Tuấn không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại.

C.Khi thầy Tuấn xách cặp đứng bằng hai chân trên bục giảng.

D.Khi thầy Tuấn xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại.

Đáp án đúng là B

A, C, D áp lực như nhau.

Câu 10: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào. Tại sao vậy?

A. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn.

B.Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn.

C.Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn.

D.Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được.

Đáp án đúng là A

Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào vì mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn.

Phần 2: Lý thuyết KHTN 8 Bài 16: Áp suất

I. Áp lực

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Ví dụ: Do có trọng lượng nên các vật như tủ, bàn ghế, … tác dụng lực ép lên sàn, có phương vuông góc với mặt sàn.

II. Áp suất

Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Công thức tính áp suất: P=FS

Trong đó:

+ p là áp suất (N/m2; Pa ) 1 Pa (đọc là paxcan) = 1 N/m2

+ F là áp lực (N) tác dụng lên mặt bị ép

+ S là diện tích bị ép (m2)

- Một số đơn vị đo áp suất khác thường dùng:

• Bar: 1 Bar = 100 000 Pa

• Atmôtphe: 1 atm =101 300 Pa

• Milimet thuỷ ngân: 1mmHg = 133,3 Pa

- Để đo áp suất, người ta dùng áp kế.

III. Tăng giảm áp suất

Áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.

Để tăng (giảm) áp suất tác dụng lên một diện tích mặt bị ép ta có thể tăng (giảm) áp lực hoặc giảm (tăng) diện tích mặt bị ép hoặc vừa tăng (giảm) áp lực, vừa giảm (tăng) diện tích mặt bị ép.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 16: Áp suất

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá