Tại cùng một nơi trên mặt đất, trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của nó. Số đo trọng lượng P

775

Với giải Vận dụng 3 trang 76 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 14: Khối lượng riêng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 14: Khối lượng riêng

Video bài giải KHTN lớp 8 Bài 14: Khối lượng riêng - Cánh diều

Vận dụng 3 trang 76 KHTN lớp 8: Tại cùng một nơi trên mặt đất, trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của nó. Số đo trọng lượng P (tính ra niutơn) gần bằng 10 lần số đo khối lượng m của nó (tính ra kilôgam). Chứng minh rằng: Trọng lượng riêng của vật (kí hiệu là d): d = 10 . D.

Trả lời:

Tại cùng một nơi trên mặt đất, trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của nó, nên ta có: P = 10 . m

Mà m = D . V và P = d . V

Nên d . V = 10 . D. V  (đpcm)

Lý thuyết Xác định khối lượng riêng bằng thực nghiệm

1. Xác định khối lượng riêng cùa một lượng chất lòng

Khối lượng riêng của chất lỏng: D=mV

Với:

- V là thể tích chất lỏng, được đọc trên vạch chia của bình chia độ.

- m là khối lượng chất lỏng: m = m2 - m1

+ m1 là khối lượng của bình chia độ.

+ m2 là khối lượng của bình chia độ đã đựng chất lỏng.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 14: Khối lượng riêng

2. Xác định khối lượng riêng của một khối hộp chữ nhật

Khối lượng riêng của khối hộp: D=mV=ma.b.c

Trong đó:

+ m là khối lượng vật, được đo bằng cân.

+ V là thể tích của khối hộp chữ nhật: V = a.b.c

Với a là chiều dài, b là chiều rộng và c là chiều cao của khối hộp.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 14: Khối lượng riêng

3. Xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì

Khối lượng riêng của vật: D=mV2-V1

Trong đó:

- m là khối lượng vật, được đo bằng cân.

- V là thể tích của vật: V = V2 – V1

+ V1 là thể tích của chất lỏng trong bình chia độ.

+ V2 là thể tích của chất lỏng trong bình chia độ sau khi nhúng chìm vật.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 14: Khối lượng riêng

Đánh giá

0

0 đánh giá