CrO3 + H2O → H2Cr2O7 | CrO3 ra H2Cr2O7

715

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình 2CrO3 + H2O → H2Cr2O7 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Crom. Mời các bạn đón xem:

Phương trình 2CrO3 + H2O → H2Cr2O7

1. Phương trình phản ứng hóa học:

   2CrO3 + H2O → H2Cr2O7

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Chất rắn màu đỏ thẫm Crom VI oxit (CrO3) tan dần trong dung dịch và dung dịch chuyển dần sang màu cam.

3. Điều kiện phản ứng

- Không có.

4. Tính chất hoá học

4.1. Tính chất hoá học của CrO3

- Mang tính chất hóa học của oxit axit

- Có tính oxi hóa mạnh

Tính chất của oxit axit:

Tác dụng với nước

CrO3 + H2O → H2CrO4 (axit cromic)

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7 (axit đicromic)

Tác dụng với dung dịch bazo

2NaOH + CrO3 → Na2CrO4 + H2O

Tính oxi hoá mạnh:

- Một số chất hữu cơ và vô cơ (S, P, C, C2H5OH) bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

2NH3 + 2CrO3 → 3H2O + N2 + Cr2O3

3S + 4CrO3 → 3SO2 + 2Cr2O3

- Là chất kém bền

4CrO3 → 2Cr2O3 + 3O2

5. Cách thực hiện phản ứng

- Cho oxit CrO3 vào cốc thủy tinh sau đó cho nước vào.

6. Bạn có biết

- CrO3 là 1 oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit.

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Khi cho CrO3 vào nước thu được hỗn hợp gồm

A. H2CrO4 và H2Cr2O7

B. Cr(OH)3 và Cr(OH)2

C. H2CrO4 và Cr(OH)2

D. H2CrO2 và Cr(OH)2

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Ví dụ 2: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo dung dịch chứa H2CrO4 và H2Cr2O7.

B. Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.

C. Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl loãng.

D. Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được oxit crom (III).

Hướng dẫn giải

Đáp án C

A. Đúng, CrO3 là oxit axit khi tác dụng với nước tạo dung dịch chứa 2 axit H2CrO4 và H2Cr2O7.

B. Đúng, Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.

C. Sai, Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch HCl loãng nhưng không tan trong NaOH loãng, chỉ tác dụng với NaOH đặc nóng hoặc nóng chảy.

D. Đúng, Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được Cr2O3.

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Crom (Cr) và hợp chất:

CrO3 + 2NaOH → Na2CrO4 + H2O

4CrO3 + 3S → 3SO2↑ + 2Cr2O3

4CrO3 + C2H5OH → 2CO2↑ + 2Cr2O3 + 3H2O

2CrO3 + 2NH3 → N2↑ + Cr2O3 + 3H2O

Cr2O3 + 6HCl(đặc) → 2CrCl3 + 3H2O

Cr2O3 + 2NaOH (đặc) → 2NaCrO2 + H2O

Cr2O3 + 2KOH(đặc) → 2KCrO2 + H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá