AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + Ag↓ | AgNO3 ra Ag

441

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình 2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag↓ gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Bạc. Mời các bạn đón xem:

Phương trình 2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

1. Phương trình phản ứng hóa học:

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Có kim loại màu xám ngoài dây đồng. Dung dịch ban đầu không màu chuyển dần sang màu xanh.

3. Điều kiện phản ứng

Không có

4. Tính chất hoá học

a. Tính chất hoá học của AgNO3

- Mang tính chất hóa học của muối

Tác dụng với muối

AgNO3 + NaCl →AgCl↓+ NaNO3

2AgNO3 + BaCl2 →2AgCl↓+ Ba(NO3)2

Tác dụng với kim loại:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Tác dụng với axit:

AgNO3 + HI → AgI ↓ + HNO3

Oxi hóa được muối sắt (II)

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

b. Tính chất hoá học của Đồng (Cu)

- Là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu.

Tác dụng với phi kim:

- Cu phản ứng với oxi khi đun nóng tạo CuO bảo vệ nên Cu không bị oxi hoá tiếp tục.

Đồng (Cu): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

- Khi tiếp tục đun nóng tới (800-1000oC)

Đồng (Cu): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

- Tác dụng với Cl2, Br2, S...

Đồng (Cu): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

Tác dụng với axit:

- Cu không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

- Khi có mặt oxi, Cu tác dụng với dung dịch HCl, nơi tiếp xúc giữa dung dịch axit với không khí.

2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2 H2O

- Với HNO3, H2SO4 đặc :

Cu + 2H2SO4 đ → CuSO4 + SO2 + H2O

Cu + 4HNO3 đ → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Tác dụng với dung dịch muối:

- Khử được ion kim loại đứng sau nó trong dung dịch muối.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

5. Cách thực hiện phản ứng

Cho dây đồng/thanh đồng vào dung dịch AgNO3.

6. Bạn có biết

Các kim loại mạnh hơn Ag (trừ kim loại kiềm, kiềm thổ) có thể đẩy Ag+ ra khỏi dung dịch muối.

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3, hiện tượng xảy ra là gì?

A. Không có hiện tượng gì.

B. Dung dịch không màu chuyển sang màu xanh.

C. Có kết tủa trắng.

D. Có kim loại màu xám bám vào lá đồng và dung dịch chuyển từ không màu sang màu xanh.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

Hiện tượng: Dung dịch có màu xanh là của muối đồng và có chất rắn màu xám bám vào lá đồng.

Ví dụ 2: Ngâm một mẩu dây Cu vào dung dịch AgNO3 dư thu được dung dịch A. Sau đó ngâm thanh Fe dư vào dung dịch A thu được dung dịch B và chất rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn. Z có chứa các chất nào sau đây?

A. Fe

B. Fe, Cu

C. Cu, Ag, Fe

D. Cu, Ag

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Khi cho Cu vào dung dịch AgNO3 dư.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

 Dung dịch A gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 dư.

Khi cho Fe dư vào dung dịch A

2AgNO3 + Fe → Fe(NO3)2 + 2Ag↓

Cu(NO3)2 + Fe dư → Fe(NO3)2 + Cu↓

 Chất rắn Z: Fe dư, Ag, Cu.

Ví dụ 3: Cho 0,05 mol Cu phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 10,8

B. 5,4

C. 6,4

D. 3,2

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Phương trình hóa học:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

 nAg = 2.nCu = 2.0,05 = 0,1 mol

 mAg = 0,1.108= 10,8 gam

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Bạc (Ag) và hợp chất:

2AgNO3 + Fe → Fe(NO3)2 + 2Ag↓

2AgNO+ FeCl2 → Fe(NO3)2 + 2AgCl↓

AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

AgNO3 + NH4Cl → NH4NO3 + AgCl↓

2AgNO3 + H2O + 4NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

2AgCl as Cl+ 2Ag

Ag2S + O2 to 2Ag↓ + SO2

Đánh giá

0

0 đánh giá