Với giải Hoạt động trang 44 KHTN lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 10: Oxide. Thang pH giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 10: Oxide
Hoạt động trang 44 KHTN 8: Tìm hiểu về khái niệm oxide
Bảng 10.1. Tên, công thức hoá học của một số oxide
Tên oxide (1) |
Công thức hoá học (2) QUẢNG CÁO |
Tên oxide (3) |
Công thức hoá học (4) |
Barium oxide |
BaO |
Carbon dioxide |
CO2 |
Zinc oxide |
ZnO |
Sulfur trioxide |
SO3 |
Aluminium oxide |
Al2O3 |
Diphosphorus pentoxide |
P2O5 |
Nhận xét thành phần nguyên tố trong công thức phân tử của các oxide ở cột (2), (4) và thực hiện các yêu cầu:
1. Đề xuất khái niệm về oxide.
2. Phân loại oxide.
Trả lời:
Nhận xét: Công thức phân tử của các oxide ở cột (2), (4) đều có chứa 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxygen (O).
1. Khái niệm oxide: Oxide là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxygen.
2. Phân loại oxide:
- Dựa vào thành phần nguyên tố, oxide có thể phân thành hai loại: oxide kim loại và oxide phi kim.
- Dựa vào tính chất hoá học, oxide có thể phân thành 4 loại: oxide acid; oxide base; oxide lưỡng tính và oxide trung tính.
Lý thuyết Khái niệm về oxide
- Oxide là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen.
- Dựa vào thành phần nguyên tố, oxide có thể phân thành hai loại: oxide kim loại và oxide phi kim. Oxide kim loại được tạo thành từ phản ứng của kim loại với oxygen, ví dụ như phản ứng giữa Ba và O2 tạo ra BaO. Oxide phi kim được tạo thành từ phản ứng của phi kim với oxygen, ví dụ như phản ứng giữa C và O2 tạo ra CO2.
- Dựa vào tính chất hoá học, oxide có thể phân thành bốn loại: oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính và oxide trung tính.
- Quy tắc gọi tên oxide
+ Với nguyên tố chỉ có một hoá trị, ta đặt tên nguyên tố trước oxide, ví dụ như Sine oxide (ZnO).
+ Nguyên tố nhiều hoá trị: Tên nguyên tố (hoá trị của nguyên tố) + oxide
+ Cách đặt tên oxide của phi kim nhiều hoá trị:
+ (Tiền tố chỉ số nguyên tử của nguyên tố) Tên nguyên tố + (tiền tố chỉ số nguyên tử oxygen) oxide
+ (Tiền tố mono là một, đi là hai, trẻ là ba, tetra là bốn)
Ví dụ: FeO đọc là iron(II) oxide, CO đọc là carbon monoxide hoặc carbon(II) oxide, CO2 đọc là carbon dioxide hoặc carbon(IV) oxide
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Hoạt động trang 44 KHTN 8: Tìm hiểu về khái niệm oxide...
Câu hỏi trang 45 KHTN 8: Cho các sơ đồ phản ứng sau:...
Hoạt động trang 45 KHTN 8: Tìm hiểu tính chất hoá học của oxide acid...
Hoạt động trang 46 KHTN 8: Tìm hiểu tính chất hoá học của oxide base...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: