Với giải Bài 2 trang 17 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Nguyên tử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 2: Nguyên tử
Bài 2 trang 17 KHTN lớp 7: Vì sao nói khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử
Phương pháp giải:
- Hạt nhân gồm: proton và neutron có khối lượng xấp xỉ bằng nhau (gần bằng 1 amu)
- Electron có khối lượng rất bé (chỉ bằng 0,00055 amu)
Trả lời:
Khối lượng của một nguyên tử chủ yếu tập trung ở hạt nhân, do khối lượng của proton và neutron trong hạt nhân lớn hơn rất nhiều so với khối lượng của electron. Chính vì vậy, người ta thường coi khối lượng hạt nhân là xấp xỉ bằng khối lượng của toàn bộ nguyên tử.
- Ta có:
+ Khối lượng 1 proton = 1 neutron = 1amu
+ Khối lượng 1 electron = 0,00055 amu
=> Khối lượng electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng proton và neutron
=> Có thể bỏ qua khối lượng của electron hay khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng của nguyên tử
- Ví dụ: Xét nguyên tử helium có 2p, 2n và 2e
+ Khối lượng nguyên tử = 2p + 2n + 2e = 2.1 + 2.1 + 2.0,00055 = 4,0011 ≈ 4
+ Khối lượng hạt nhân = 2p + 2n = 2.1 + 2.1 = 4
Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi tính toán các đại lượng liên quan đến năng lượng hạt nhân, việc bỏ qua khối lượng electron có thể dẫn đến sai số đáng kể. Tuy nhiên, trong phạm vi hóa học phổ thông, việc coi khối lượng hạt nhân là khối lượng nguyên tử vẫn là một cách làm hợp lý.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Cho sơ đồ nguyên tử nitrogen như sau:
Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nitrogen là
A. +7.
B. 7.
C. 5.
D. 2.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và phân bố theo từng lớp với số lượng electron nhất định trên mỗi lớp ở vỏ nguyên tử A đúng
Lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa 2 electron, lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron B đúng và C sai
Các electron được sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết D đúng
Câu 2. Tại sao các nguyên tử trung hòa về điện?
A. Trong nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau.
B. Trong nguyên tử, số hạt neutron và proton luôn bằng nhau.
C. Trong nguyên tử, số hạt electron và neutron luôn bằng nhau.
D. Trong nguyên tử, số hạt negatron và electron luôn bằng nhau.
Đáp án: A
Giải thích:
Trong nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau, chúng có trị số điện tích bằng nhau nhưng trái dấu. Do đó nguyên tử trung hòa về điện.
Câu 3. Cho biết sơ đồ của nguyên tử carbon như sau:
Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử carbon lần lượt là
A. 2 và 6 electron.
B. 3 và 4 electron.
C. 3 và 6 electron.
D. 2 và 4 electron.
Đáp án: D
Giải thích:
Dựa vào sơ đồ của nguyên tử carbon ta thấy:
Nguyên tử carbon có hai lớp electron.
Lớp thứ nhất (trong cùng) chứa 2 electron.
Lớp thứ hai (ngoài cùng) chứa 4 electron.
Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi thảo luận 5 trang 16 KHTN lớp 7: Tại sao nguyên tử trung hòa về điện?...
Luyện tập 2 trang 16 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 2.6, hãy hoàn thành bảng sau:...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên
Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất