Giả thiết trong không khí, sắt tác dụng với oxygen tạo thành gỉ sắt

2 K

Với giải Câu hỏi 3 trang 27 KHTN lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

Câu hỏi 3 trang 27 KHTN 8Giả thiết trong không khí, sắt tác dụng với oxygen tạo thành gỉ sắt (Fe2O3). Từ 5,6 gam sắt có thể tạo ra tối đa bao nhiêu gam gỉ sắt?

Trả lời:

Phương trình hoá học: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3

Ta có tỉ lệ:

Số mol Fe : Số mol O2 : Số mol Fe2O3 = 4 : 3 : 2.

Từ tỉ lệ mol ta xác định được tỉ lệ khối lượng các chất:

Khối lượng Fe : Khối lượng O2 : Khối lượng Fe2O3

= (56 . 4) : (32 . 3) : (160 . 2) = 7 : 3 : 10.

Vậy cứ 7 gam Fe phản ứng hết với 3 gam O2 tạo ra 10 gam Fe2O3.

Do đó từ 5,6 gam Fe có thể tạo ra tối đa: 5,6.107=8 gam gỉ sắt.

Lý thuyết Phương trình hóa học

1. Lập Phương trình hóa học

- Phương trình hoá học của phản ứng giữa khí hydrogen và khí oxygen là:

2H2 + O2 → 2H2O

- Trong phản ứng hoá học, tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong các chất tham gia phản ứng luôn bằng tổng số nguyên tử của nguyên tố đó trong các chất sản phẩm. Sau khi cân bằng, tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vẽ của sơ đồ phản ứng bằng nhau, ta được PTHH.

- Các bước lập phương trình hoá học:

Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng:

Al + O2 Al2O3

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế. Với trường hợp này, ta cần đặt hệ số 2 trước Al2O3 và hệ số 3 trước O2:

4Al + 3O2 2Al2O3

Bước 3: Viết phương trình hoá học của phản ứng:

4Al + 3O2 2Al2O3

Lưu ý:

- Hệ số viết ngang với kí hiệu của các chất.

- Không thay đổi các chỉ số trong các công thức hoá học đã viết đúng.

- Nếu trong công thức hoá học, các chất ở 2 vế có những nhóm nguyên tử giống nhau, ta coi nhóm nguyên tử này như một "nguyên tố để cân bằng".

Lý thuyết KHTN 8 Bài 5 (Kết nối tri thức): Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học (ảnh 1)

2. Ý nghĩa của phương trình hoá học

Phương trình hoá học thể hiện tỉ lệ số mol giữa các chất tham gia và sản phẩm trong một phản ứng hoá học. Từ đó, ta có thể xác định được tỉ lệ hệ số của các chất trong phản ứng và tỉ lệ số mol, cũng như tỉ lệ khối lượng của chúng. Ví dụ: Trong phản ứng 4Al + 3O2 --> 2Al2O3, ta biết được rằng để phản ứng hoàn toàn, cần sử dụng 4 mol nhôm với 3 mol oxi, tạo ra 2 mol nhôm oxit. Từ đó, ta có thể tính toán được tỉ lệ số mol và khối lượng giữa các chất trong phản ứng.

Đánh giá

0

0 đánh giá