Giải SGK Địa lí 10 Bài 24 (Kết nối tri thức): Địa lí ngành nông nghiệp

5.6 K

Lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 10 Bài 24 từ đó học tốt môn Địa 10

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Video giải Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức

1. Ngành trồng trọt

Giải Địa lí 10 trang 69

Câu hỏi trang 69 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục a, hãy nêu vai trò của ngành trồng trọt.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục a (Vai trò).

Trả lời:

Vai trò của ngành trồng trọt:

- Tạo việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho 1 bộ phận lớn cư dân nông thôn.

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến; cơ sở phát triển chăn nuôi; mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

Câu hỏi trang 69 Địa lí 10: Đọc thông tin trong mục b, hãy trình bày đặc điểm của ngành trồng trọt.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục b (Đặc điểm).

Trả lời:

Đặc điểm của ngành trồng trọt:

- Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ.

- Cây trồng được chia thành các nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,…

- Việc bảo quản sản phẩm đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ.

- Ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ.

Giải Địa lí 10 trang 71

Câu hỏi trang 71 Địa lí 10: Dựa vào thông tin, các bản đồ và hình ảnh trong mục c, hãy:

- Kể tên các cây lương thực chính và một số cây công nghiệp trên thế giới.

- Trình bày và giải thích sự phân bố của các cây lương thực và một số cây công nghiệp.

 (ảnh 5)

 (ảnh 4)

 (ảnh 3)

 (ảnh 2)

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục c (Sự phân bố một số cây trồng chính), quan sát hình 24.1, 24.2, 24.3, 24.4 và 24.5.

Trả lời:

- Các cây lương thực chính: lúa gạo, lúa mì, ngô.

- Một số cây công nghiệp: mía, củ cải đường, đậu tương, cà phê, cao su, chè,…

- Phân bố của các cây lương thực và một số cây công nghiệp:

Loại cây

Phân bố

Giải thích

Cây lương thực

Lúa gạo

- Miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa.

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan,…

- Khí hậu nóng, ẩm, diện tích lớn đất phù sa màu mỡ.

- Người dân có kinh nghiệm lâu đời trong việc thâm canh cây lúa.

Lúa mì

- Miền ôn đới và cận nhiệt.

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, Nga,…

Khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.

Ngô

- Miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng.

- Các nước trồng nhiều: Hoa kì, Trung Quốc, Bra-xin,…

Do có đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

Cây công nghiệp

Mía

- Miền nhiệt đới.

- Các nước trồng nhiều: Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a,…

- Nền nhiệt, ẩm cao.

- Đất phù sa màu mỡ.

Củ cải đường

- Miền ôn đới và cận nhiệt.

- Các nước trồng nhiều: Pháp, CHLB Đức, Hoa Kì, U-crai-na, Ba Lan,…

Có nhiều đất đen, đất phù sa.

Đậu tương

- Miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

- Các nước trồng nhiều: Hoa kì, Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Trung Quốc,…

Do có đất phù sa, đất đen tơi xốp, dễ thoát nước.

Cà phê

- Miền nhiệt đới.

- Các nước trồng nhiều: Bra-xin, Việt Nam,…

Nhiều đất ba-dan và đất đá vôi.

Chè

- Miền cận nhiệt.

- Các nước trồng nhiều: Ấn Độ, Trung Quốc, Xri Lan-ca, Việt Nam,…

Khí hậu ôn hòa, lượng mưa nhiều, có đất chua.

Cao su

- Vùng nhiệt đới ẩm.

- Vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Phi…

Có diện tích đất badan lớn.

2. Ngành chăn nuôi

Câu hỏi trang 71 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục a, hãy nêu vai trò của ngành chăn nuôi.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục a (vai trò).

Trả lời:

Vai trò của ngành chăn nuôi:

- Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho con người.

- Sản phẩm chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Ngành chăn nuôi phát triển => thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.

- Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng GDP.

- Một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

Giải Địa lí 10 trang 72

Câu hỏi trang 72 Địa lí 10: Đọc thông tin trong mục b, hãy trình bày đặc điểm của ngành chăn nuôi.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục b (đặc điểm).

Trả lời:

Đặc điểm của ngành chăn nuôi:

- Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.

- Đối tượng của ngành là các vật nuôi => phải tuân theo các quy luật sinh học.

- Chăn nuôi có thể phát triển tập trung hay di động, phân tán, theo quy mô nhỏ hay lớn => hình thành 3 hình thức chăn nuôi: tự nhiên (chăn thả), công nghiệp (trang trại hiện đại) và sinh thái.

- Là ngành sản xuất cho nhiều sản phẩm cùng lúc.

- Ngành chăn nuôi hiện đại áp dụng các công nghệ tiên tiến, kĩ thuật gen, liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến.

Câu hỏi trang 72 Địa lí 10: Dựa vào hình 24.6, hãy trình bày và giải thích sự phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 24.6, tìm các vật nuôi chính trên thế giới và xác định nơi chúng phân bố.

Trả lời:

Sự phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới:

- Trâu được nuôi nhiều ở các nước châu Á do trâu thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thời tiết thay đổi thất thường của các nước châu Á, đặc biệt khu vực châu Á gió mùa, ngoài ra, nhiều nước châu Á vẫn sử dụng trâu làm sức kéo trong canh tác nông nghiệp.

- Bò được nuôi phổ biến ở nhiều nơi. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở vùng ven đô thị (nhất là ở Tây Âu và Hoa Kỳ): vì vùng ven đô thị có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhất là thói quen ăn uống của người ở khu vực Tây Âu, Hoa Kỳ (nơi có tỉ lệ dân thành thị cao nhất thế giới).

- Dê được nuôi ở các vùng khô hạn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Dê được coi là nguồn sống chính của người dân ở các khu vực khô hạn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt do chúng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khô hạn.

- Cừu được nuôi nhiều nơi do đây là loài vật nuôi dễ tính, có thể ăn các loại cỏ khô cằn và thích ứng với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

- Lợn và gia cầm được phân bố ở hầu khắp các nước do đây là loại thực phẩm phổ biến, lợn và gia cầm cũng có nhiều giống phù hợp với điều kiện sinh thái ở khắp nơi.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 72 Địa lí 10: Nêu một số cây trồng, vật nuôi ở vùng nhiệt đới.

Phương pháp giải:

- Vùng nhiệt đới: khoảng 30oB – 30oN.

- Dựa vào hình 24.4 và 24.6 để xác định một số cây trồng và vật nuôi ở vùng nhiệt đới.

Trả lời:

Một số cây trồng, vật nuôi ở vùng nhiệt đới:

- Cây trồng: mía, cao su, cà phê, chè, lúa gạo, lúa mì,…

- Vật nuôi: gia cầm, lợn, bò,cừu, dê,…

Luyện tập 2 trang 72 Địa lí 10: Ngành chăn nuôi phát triển có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển ngành trồng trọt và các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.

Trả lời:

Ngành chăn nuôi phát triển sẽ kích thích sự phát triển ngành trồng trọt và các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng do:

- Sự phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.

- Sản phẩm ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Vận dụng trang 72 Địa lí 10: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu tình hình phát triển nông nghiệp ở một đất nước có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến (ví dụ: Hoa Kỳ, Ixtra-en,…).

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin trên Internet hoặc sách, báo,…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

1. Ngành trồng trọt

a. Vai trò

- Tạo việc làm, ổn định cuộc sống

- Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người

- Cơ sở thức ăn cho ngành chăn nuôi

- Đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Vai trò của ngành trồng trọt

b. Đặc điểm

- Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên

- Chia thành các nhóm: Cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả…

-  Công tác bảo quản đòi hỏi đầu tư công nghệ

- Ngày càng gắn chặt với sự phát triển của khoa học công nghệ

c. Sự phân bố một số loại cây trồng chính

- Cây lương thực: Lúa gạo (phân bố nơi có khí hậu nóng ẩm, đất phù sa), cây lúa mì (nơi có khí hậu ấm, khô, đất màu mỡ), cây ngô (dễ thích nghi, đặc biệt nơi đất ẩm, nhiều mùn)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Phân bố cây lương thực

- Cây công nghiệp:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Phân bố cây công nghiệp

Cây công nghiệp phân loại theo công dụng:

- Cây lấy đường: Mía, củ cải đường

- Cây lấy sợi: Bông, đay…

- Cây lấy nhựa: Cao su

- Cây lấy dầu: Đậu tương, lạc…

- Cây lấy chất kích thích: Cà phê, chè, ca cao…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Cây công nghiệp hàng năm

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Cây công nghiệp lâu năm

2. Ngành chăn nuôi

a. Vai trò

- Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho con người

- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng

- Chăn nuôi thúc đẩy trồng trọt phát triển

- Tạo mặt hàng xuất khẩu

- Mắt xích quan trọng phát triển nền nông nghiệp bền vững

b. Đặc điểm

- Phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn

- Tuân theo các quy luật sinh học

- Hình thành 3 hình thức chăn nuôi khác nhau: Chăn nuôi tự nhiên (chăn thả), chăn nuôi công nghiệp (trang trại hiện đại), chăn nuôi sinh thái (Điều kiện tự nhiên nhưng do con người tạo ra)

- Là ngành sản xuất cho nhiều sản phẩm cùng lúc

- Áp dụng công nghệ tiên tiến, kĩ thuật gen và liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến

c. Sự phân bố một số vật nuôi chính

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới

- Trâu chủ yếu ở Châu Á, Châu Phi

- Bò: Bắc Mĩ, bờ đông Nam Mĩ, Châu Phi, Tây Âu, đông Trung Quốc

- Lợn: Châu Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Trung Mĩ, bờ đông Nam Mĩ

- Gia cầm: Hoa Kì, Đông Á, Châu Âu, Đông Nam Á

- Dê: Châu Phi, Châu Đại Dương, Mông Cổ, Trung Quốc

- Cừu: Nam Á, Trung Á, Mông Cổ, Châu Âu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Chăn cừu ở Mông Cổ

Bài giảng Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

Bài 27: Thực hành: Vẽ và nhận xét biểu đồ về sản lượng lương thực của thế giới

Đánh giá

0

0 đánh giá