Lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 10 Bài 26 từ đó học tốt môn Địa 10
Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai
Video giải Địa lí 10 Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai - Kết nối tri thức
1. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Phương pháp giải:
Đọc thông tin ở mục a (quan niệm và vai trò).
Trả lời:
- Quan niệm:
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp (trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường) trên lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội, lao động đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Vai trò:
+ Thúc đẩy chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp.
+ Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực khác trên lãnh thổ, nhằm hạn chế tác động tự nhiên đến nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng 26 (Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới).
Trả lời:
Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp gồm trang trại, vùng nông nghiệp, thể tổng hợp lãnh thổ nông nghiệp:
Hình thức |
Vai trò |
Đặc điểm |
Trang trại |
- Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp quan trọng của các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp. - Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển kinh tế nông thôn và tăng thu nhập cho người dân nông thôn. - Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và góp phần bảo vệ môi trường. |
- Mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hóa. - Quy mô sản xuất tương đối lớn. - Tổ chức và quản lí sản xuất dựa trên chuyên môn hóa và thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ. - Có sử dụng lao động làm thuê |
Thể tổng hợp nông nghiệp |
- Sử dụng có hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí và điều kiện kinh tế - xã hội. - Tạo ra khối lượng nông sản lớn, có chất lượng cao cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu. - Thúc đẩy liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. |
- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã,… với các xí nghiệp công nghiệp trên một lãnh thổ, tập trung sản xuất một hay một nhóm sản phẩm. - Có mối liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến. - Sản xuất mang tính chất tập trung, áp dụng cơ giới hóa, có trình độ chuyên môn hóa cao. |
Vùng nông nghiệp |
- Sử dụng có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của vùng. - Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ, chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất giữa các vùng. |
- Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất. - Lãnh thổ có điểm tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, cơ sở vật chất – kĩ thuật giữa các địa phương trong vùng. - Có những sản phẩm chuyên môn hóa theo hướng phát triển thế mạnh của vùng. |
2. Một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục a (Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới).
Trả lời:
Một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới (cố gắng khắc phục những khó khăn trong sản xuất với các hướng khác nhau):
- Hình thành cánh đồng lớn để tăng quy mô sản xuất => đáp ứng nhu cầu về nông sản ngày càng tăng của con người.
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào sản xuất => nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hạn chế các tác động của điều kiện bất lợi.
- Tăng cường hợp tác, liên kết trong sản xuất => tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục b (Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai).
Trả lời:
Những định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai:
- Phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng khoa học – công nghệ.
- Phát triển nông nghiệp xanh (hữu cơ).
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 2 trang 78 Địa lí 10: Lấy ví dụ về một biểu hiện cụ thể của nền nông nghiệp hiện đại.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin ở mục 2a (Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới) và chọn một biểu hiện.
- Tìm hiểu trên internet về nền nông nghiệp ở Hoa Kì, châu Âu,... để lấy ví dụ.
Trả lời:
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, tự động hóa,…) vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hạn chế các tác động của điều kiện bất lợi.
Ví dụ:
Nghiên cứu các phần mềm, thiết bị công nghệ để theo dõi quá trình phát triển của cây trồng hoặc vật nuôi như “trạm thời tiết thông minh” đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp nhiều nước châu Âu. Nó truyền dữ liệu chính xác đến người nông dân khoảng ¼ mỗi giờ, điều này giúp người nông dân đưa ra các quyết định phù hợp về khả năng thích ứng của việc tưới tiêu theo độ ẩm, nhiệt độ, tốc độ gió hoặc thậm chí cả lượng mưa; sự cần thiết phải sử dụng phân bón tùy thuộc vào kết quả thu được; thích ứng hạt giống với kết quả từ dự báo thời tiết.
Vận dụng trang 78 Địa lí 10: Tìm hiểu về một mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta.
Phương pháp giải:
- Xác định được như thế nào là mô hình nông nghiệp công nghệ cao?
+ Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.
+ Công nghệ cao được tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến…), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao…; các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ… cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất.
- Tìm kiếm trên internet một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta.
Trả lời:
Ví dụ: Vườn dưa lưới Điền Trạch Farm tại Thọ Xuân – Thanh Hóa
- Với niềm đam mê và quyết tâm làm ra nông sản sạch, anh Đỗ Văn Tùng, sinh năm 1985 đã mạnh dạn đầu tư mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Mô hình đã đem lại diện mạo, sức sống mới cho xứ Đồng Cạn, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân).
- Đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới với diện tích 15 000 m2 để trồng dưa Kim Hoàng hậu. Đối với hệ thống tưới, anh Tùng dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động theo công nghệ Israel. Nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây dưa. Phân bón được hòa vào nước rồi theo hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp dinh dưỡng cho cây dưa phát triển. Điểm khác biệt là hệ thống châm phân 4 cổng có khả năng điều chỉnh lượng phân bón gốc chính xác, điều khiển tại chỗ hoặc từ xa, lịch sử tưới được lưu lại trên hệ thống giúp người trồng có thể dễ dàng phân tích dinh dưỡng, cây trồng được cung cấp dinh dưỡng đều và liên tục sẽ phát triển khỏe mạnh.
- Nông nghiệp bền vững: vườn dưa lưới tạo việc làm ổn định cho gần 30 lao động, nghiên cứu kĩ thị trường – tâm lí người tiêu dùng để lựa chọn giống cây trồng, tiến hàng quảng bá và giới thiệu sản phẩm phù hợp.
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai
1. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
a. Quan niệm và vai trò
- Quan niệm: Là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp (trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường) trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, lao động để đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
- Vai trò
+ Thúc đẩy chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp
+ Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực trên lãnh thổ, hạn chế tác động của tự nhiên đến nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.
b. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Đa dạng, chủ yếu là trang trại, vùng nông nghiệp, thể tổng hợp nông nghiệp
* Trang trại
Trang trại nuôi bò sữa
- Vai trò:
+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp quan trọng của các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp
+ Thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế nông thôn và tăng thu nhập cho người dân nông thôn
+ Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và góp phần bảo vệ môi trường
- Đặc điểm
+ Mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hóa.
+ Quy mô sản xuất tương đối lớn.
+ Tổ chức và quản lí sản xuất dựa trên chuyên môn hóa và thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
+ Có sử dụng lao động làm thuê.
* Thể tổng hợp nông nghiệp
- Vai trò:
+ Sử dụng hiệu quả nhất các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, các điều kiện kinh tế xã hội.
+ Tạo ra khối lượng nông sản lớn, có chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
+ Thúc đẩy liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Đặc điểm:
+ Có sự kết hợp chặt chẽ giữa các hộ gia đình và trang trại, hợp tác xã với các xí nghiệp trên một lãnh thổ, tập trung sản xuất trên một hay một nhóm sản phẩm.
+ Có mối liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất nguyên liệu với các cơ sở chế biến.
+ Sản xuất mang tính tập trung, áp dụng cơ giới hóa, có trình độ chuyên môn cao.
* Vùng nông nghiệp
- Vai trò:
+ Sử dụng hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng.
+ Thúc đẩy, phân công lao động theo lãnh thổ, chuyên môn hóa và hợp tác giữa các vùng.
- Đặc điểm:
+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất.
+ Lãnh thổ có đặc điểm tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, cơ sở vật chất kĩ thuật giữa các địa phương trong vùng.
+ Có những sản phẩm chuyên môn hóa theo hướng phát huy thế mạnh của vùng.
Bản đồ các vùng nông nghiệp Việt Nam
2. Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại và định hướng phát triển nông nghiệp thế giới trong tương lai
a. Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại
- Cố gắng khắc phục khó khăn trong sản xuất với các hướng như sau:
+ Hình thành cánh đồng lớn để tăng quy mô sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nông sản ngày càng cao của con người.
+ Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin…) vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hạn chế tác động của điều kiện bất lợi.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất trong nông nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia.
Cánh đồng lớn
b. Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai
- Phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu: tạo ra các giống mới, thay đổi quy mô và cơ cấu cây trồng phù hợp, phát triển thủy lợi
- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng khoa học – công nghệ để quản lí quá trình sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất
- Phát triển nông nghiệp xanh (hữu cơ): Khai thác tối đa các nguồn tài nguyên sạch, hướng đến một mô hình tăng trường bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
Nông nghiệp xanh
Bài giảng Địa lí 10 Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai - Kết nối tri thức
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản
Bài 27: Thực hành: Vẽ và nhận xét biểu đồ về sản lượng lương thực của thế giới
Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp