Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp
I. NGÀNH TRỒNG TRỌT
Bài tập 1 trang 60 SBT Địa lí 10: Lựa chọn đáp án đúng.
A. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. B. là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
C. tạo việc làm, giúp ổn định đời sống cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn.
D. góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 1.2. Vai trò nào dưới đây của ngành trồng trọt đóng góp quan trọng vào việc ổn định xã hội?
A. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
B. Đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia.
C. Góp phần bảo vệ môi trường.
D. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 1.3. Ngành công nghiệp nào dưới đây sử dụng nguyên liệu là sản phẩm ngành trồng trọt?
A. Sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Chế biến lương thực, thực phẩm.
C. Hoá chất.
D. Năng lượng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 1.4. Đặc điểm nào dưới đây cho thấy ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên?
A. Cây trồng được chia thành các nhóm khác nhau.
B. Việc bảo quản sản phẩm đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ.
C. Sản xuất mang tính mùa vụ.
D. Ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 1.5. Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ do
A. sản phẩm của ngành có giá thành cao.
B. sản phẩm của ngành phân bố theo các khu vực.
C. ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ.
D. sản phẩm trồng trọt dễ hư hỏng, khó bảo quản.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Bài tập 2 trang 61 SBT Địa lí 10: Ghép ô ở giữa với ô bên trái và ô bên phải sao cho phù hợp.
Trả lời:
Ghép: 1 – c) - B 2 – b) -A 3 – a) - C
Bài tập 3 trang 61 SBT Địa lí 10: Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Trả lời:
Ghép: 1 – b) 2 – c) 3 – a) 4 – g) 5 – d) 6 – e)
II. NGÀNH CHĂN NUÔI
Bài tập 1 trang 62 SBT Địa lí 10: Lựa chọn đáp án đúng.
Câu 1.1. Ngành chăn nuôi phát triển theo các quy luật sinh học, do
A. phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn.
B. có đối tượng sản xuất là các vật nuôi (cơ thể sống).
C. chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên.
D. có quan hệ chặt chẽ với công nghiệp chế biến thực phẩm.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 1.2. Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào
A. các hình thức chăn nuôi khác nhau.
B. nguồn thức ăn.
C. điều kiện tự nhiên.
D. sự phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến thực phẩm.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 1.3. Ba hình thức chăn nuôi khác nhau là:
A. chăn nuôi tự nhiên, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi sinh thái.
B. chăn nuôi hiện đại, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi sinh thái.
C. chăn nuôi tự nhiên, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi hiện đại.
D. chăn nuôi tự nhiên, chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi hiện đại.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 2 trang 62 SBT Địa lí 10: Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau.
Trả lời:
(*) Hoàn thiện sơ đồ
Bài tập 3 trang 63 SBT Địa lí 10: Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Trả lời:
Ghép: 1 - b 2 - A 3 - C
Trả lời:
- Ngành chăn nuôi phát triển thúc đẩy sự phát triển của ngành trồng trọt, do ngành trồng trọt đảm bảo cơ sở thức ăn cho chăn nuôi, đồng thời ngành chăn nuôi còn cung cấp phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt.
- Ngành chăn nuôi phát triển cũng thúc đẩy mở rộng quy mô, sản lượng của các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; do chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Bài giảng Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản
Bài 27: Thực hành: Vẽ và nhận xét biểu đồ về sản lượng lương thực của thế giới
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp
1. Ngành trồng trọt
a. Vai trò
- Tạo việc làm, ổn định cuộc sống
- Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người
- Cơ sở thức ăn cho ngành chăn nuôi
- Đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường
Vai trò của ngành trồng trọt
b. Đặc điểm
- Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên
- Chia thành các nhóm: Cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả…
- Công tác bảo quản đòi hỏi đầu tư công nghệ
- Ngày càng gắn chặt với sự phát triển của khoa học công nghệ
c. Sự phân bố một số loại cây trồng chính
- Cây lương thực: Lúa gạo (phân bố nơi có khí hậu nóng ẩm, đất phù sa), cây lúa mì (nơi có khí hậu ấm, khô, đất màu mỡ), cây ngô (dễ thích nghi, đặc biệt nơi đất ẩm, nhiều mùn)
Phân bố cây lương thực
- Cây công nghiệp:
Phân bố cây công nghiệp
Cây công nghiệp phân loại theo công dụng:
- Cây lấy đường: Mía, củ cải đường
- Cây lấy sợi: Bông, đay…
- Cây lấy nhựa: Cao su
- Cây lấy dầu: Đậu tương, lạc…
- Cây lấy chất kích thích: Cà phê, chè, ca cao…
Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp lâu năm
2. Ngành chăn nuôi
a. Vai trò
- Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho con người
- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng
- Chăn nuôi thúc đẩy trồng trọt phát triển
- Tạo mặt hàng xuất khẩu
- Mắt xích quan trọng phát triển nền nông nghiệp bền vững
b. Đặc điểm
- Phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn
- Tuân theo các quy luật sinh học
- Hình thành 3 hình thức chăn nuôi khác nhau: Chăn nuôi tự nhiên (chăn thả), chăn nuôi công nghiệp (trang trại hiện đại), chăn nuôi sinh thái (Điều kiện tự nhiên nhưng do con người tạo ra)
- Là ngành sản xuất cho nhiều sản phẩm cùng lúc
- Áp dụng công nghệ tiên tiến, kĩ thuật gen và liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến
c. Sự phân bố một số vật nuôi chính
Phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới
- Trâu chủ yếu ở Châu Á, Châu Phi
- Bò: Bắc Mĩ, bờ đông Nam Mĩ, Châu Phi, Tây Âu, đông Trung Quốc
- Lợn: Châu Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Trung Mĩ, bờ đông Nam Mĩ
- Gia cầm: Hoa Kì, Đông Á, Châu Âu, Đông Nam Á
- Dê: Châu Phi, Châu Đại Dương, Mông Cổ, Trung Quốc
- Cừu: Nam Á, Trung Á, Mông Cổ, Châu Âu
Chăn cừu ở Mông Cổ