Sử dụng giá trị khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn

3.2 K

Với giải Câu hỏi trang 35 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

Câu hỏi trang 35 KHTN lớp 7: Sử dụng giá trị khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn để tính khối lượng phân tử của các chất được biểu diễn trong Hình 5.3a và Hình 5.3b
 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Khối lượng phân tử của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử chất đó. Khối lượng của một phân tử được tính theo đơn vị amu

Lời giải: 

- Xét Hình 5.3a: phân tử nitrogen được tạo bởi 2 nguyên tử N (có khối lượng nguyên tử = 14)

=> Khối lượng phân tử của nitrogen bằng: 14.2 = 28 (amu)

- Xét Hình 5.3b: phân tử methane được tạo bởi 1 nguyên tử C (có khối lượng nguyên tử = 12) và 4 nguyên tử H (có khối lượng nguyên tử = 1)

=> Khối lượng phân tử của methane bằng = 12.1 + 1.4 = 16 (amu)

Lý thuyết Phân tử

1. Khái niệm

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đẩy đủ tính chất hóa học của chất.

- Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học.

Ví dụ:

+ Hai nguyên tử nitrogen liên kết với nhau tạo thành phân tử nitrogen.

- Phân tử hợp chất được tạo nên bởi nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.

Ví dụ:

+ Phân tử methane gồm 1 nguyên tử carbon (C) liên kết với 4 nguyên tử hydrogen (H).

+ Phân tử nước gồm 1 nguyên tử oxygen (O) liên kết với 2 nguyên tử hydrogen (H).

2. Khối lượng phân tử

- Khối lượng phân tử của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử chất đó.

- Khối lượng của một phân tử được tính theo đơn vị amu.

Ví dụ:

- Phân tử nước được tạo bởi hai nguyên tử H và 1 nguyên tử O

⇒ Khối lượng phân tử nước bằng: 2.1 + 16 = 18 amu.

- Phân tử nitrogen (N2) được tạo bởi hai nguyên tử nitrogen (N)

⇒ Khối lượng phân tử của nitrogen bằng 2.14 = 28 (amu).

- Phân tử methane (CH4) được tạo bởi 1 nguyên tử carbon (C) và 4 nguyên tử hydrogen (H)

⇒ Khối lượng phân tử của methane bằng 12 + 4.1 = 16 (amu)

Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 32 KHTN lớp 7: Hàng chục triệu chất hóa học đã biết được phân loại như thế nào để dễ nghiên cứu và sử dụng...

Hoạt động trang 32 KHTN lớp 7: Phân loại chất...

Câu hỏi trang 33 KHTN lớp 7: Tượng đồng, nhiên liệu hydrogen, đồ trang sức bằng kim cương trong Hình 5.2 là ví dụ về ứng dụng của đồng, hydrogen và carbon. Em hãy kể ra các ứng dụng khác của đồng, hydrogen và carbon mà em biết....

Câu hỏi 1 trang 34 KHTN lớp 7: Hãy trình bày sự khác biệt giữa đơn chất oxygen và hợp chất carbon dioxide về thành phần nguyên tố và vai trò của chúng đối với sự sống và sự cháy...

Câu hỏi 2 trang 34 KHTN lớp 7: Hãy dự đoán số lượng của các đơn chất nhiều hơn hay ít hơn số lượng của các hợp chất. Giải thích....

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

Bài 8: Tốc độ chuyển động

Đánh giá

0

0 đánh giá