Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tốc độ chuyển động

8.1 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 8 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động


Video giải KHTN 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động - Kết nối tri thức

Mở đầu trang 45 KHTN lớp 7: Ở lớp 5, các em đã biết dùng công thức v = st  để giải các bài tập về chuyển động đều trong môn Toán. Theo em, thương số st đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Tại sao?

Trả lời:

Thương số st đặc trưng cho tính nhanh, chậm của chuyển động vì nó cho biết quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.

1. Khái niệm tốc độ

Câu hỏi trang 45 KHTN lớp 7: Có thể xác định sự nhanh, chậm của chuyển động bằng hai cách:

Cách 1: So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian. Chuyển động nào có quãng đường đi được dài hơn, chuyển động đó nhanh hơn.

Cách 2: So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường. Chuyển động nào có thời gian đi ngắn hơn, chuyển động đó nhanh hơn.

Hãy tìm ví dụ minh họa cho hai cách xác định sự nhanh, chậm ở trên.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế.

Trả lời:

Ví dụ:

- Cách 1: Hai vận động viên xuất phát chạy cùng nhau, sau 10 phút, vận động viên nào chạy được quãng đường dài hơn tức là vận động viên đó chạy nhanh hơn.

- Cách 2: Hai vận động viên thi chạy 100m. Vận động viên nào chạy về đích trước, tức vận động viên đó chạy nhanh hơn.

Câu hỏi trang 46 KHTN lớp 7: Bạn A chạy 120 m hết 35 s. Bạn B chạy 140 m hết 40 s. Ai chạy nhanh hơn?

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức: v = st

Trả lời:

Tốc độ của bạn A là:

 (ảnh 1)

Tốc độ của bạn B là:

 (ảnh 2)

Vậy bạn B chạy nhanh hơn bạn A.

2. Đơn vị đo tốc độ

3. Bài tập vận dụng công thức tính tốc độ

Câu hỏi 1 trang 47 KHTN lớp 7: Biết nữ vận động viên Việt Nam – Lê Tú Chinh đoạt Huy chương Vàng Seagames 2019 chạy 100 m hết 11,54 s. Tính tốc độ của vận động viên này.

Phương pháp giải:

Sử dụng các công thức: {v=stt=svs=v.t

Trả lời:

Tốc độ của vận động viên này là:

v=st=10011,548,67(m/s)

Câu hỏi 2 trang 47 KHTN lớp 7: Lúc 8h 30 min, bạn A đi bộ từ nhà đến một siêu thị với tốc độ 4,8 km/h. Biết quãng đường từ nhà bạn A đến siêu thị dài 2,4 km. Hỏi bạn A đến siêu thị lúc mấy giờ?

Phương pháp giải:

Sử dụng các công thức: {v=stt=svs=v.t

Trả lời: 

Thời gian bạn A đi từ nhà đến siêu thị là:

t=sv=2,44,8=0,5(h)=30min

Thời điểm bạn A đến siêu thị là:

8h30min+30min=9h

Vậy bạn A đến siêu thị lúc 9h.

Câu hỏi 3 trang 47 KHTN lớp 7Bạn B đi xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ 12 km/h hết 20 min. Tính quãng đường từ nhà bạn B đến trường.

Phương pháp giải:

Sử dụng các công thức: {v=stt=svs=v.t

Trả lời:

Ta có: 20min=2060=13h

Quãng đường từ nhà bạn B đến trường là:

s=v.t=12.13=4(km)

Vậy quãng đường từ nhà bạn B đến trường dài 4 km.

Lý thuyết KHTN 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động

I. Khái niệm tốc độ

Thương số  đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động được gọi là tốc độ chuyển động, gọi tắt là tốc độ.

II. Đơn vị đo tốc độ

- Đổi đơn vị: ; 1 m/s = 3,6 km/h

III. Bài tập vận dụng công thức tính tốc độ

Bài tập ví dụ: Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km.

Tóm tắt:

s = 24,3 km

tđi = t1 = 7 h 20 min.

tđến = t= 8 h 05 min.

v = ?

Giải

Thời gian người đó đi từ A đến B là:

t = 8 h 05 min – 7 h 20 min = 7 h 65 min - 7 h 20 min = 45 min = 2700 s.

Quãng đường từ A đến B dài: s = 24,3 km = 24300 m

Vận tốc của người đó: v= 32,4km/h

Sơ đồ tư duy bài học

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

Bài 9: Đo tốc độ

Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian

Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Đánh giá

0

0 đánh giá