Bài thơ Hương Sơn phong cảnh - Chu Mạnh Trinh - Nội dung, tác giả, tác phẩm

10.2 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Hương Sơn phong cảnh Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Hương Sơn phong cảnh lớp 10.

Hương Sơn phong cảnh - Ngữ văn lớp 10

I. Tác giả Chu Mạnh Trinh

1. Tiểu sử

- Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905), tự Cán Thần, hiệu Trúc Văn, là một danh sĩ thời Nguyễn, người làng Phú Thị, huyện Đông Yên nay là huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

- Từ bé ông đã nổi tiếng thông minh, có tài văn chương. Năm 19 tuổi đỗ tú tài rồi đến xin học với phó bảng Phạm Hy Lượng, mấy năm sau thầy gả con gái cho

- Năm 25 tuổi đỗ Giải nguyên trường Hương khoa thi Bính Tuất(1885). Khoa thi Hội năm Nhâm Thìn (1892), ông đậu Tiến sĩ. Sau khi đỗ Tam giáp Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (đời Thành Thái thứ tư, Chu Mạnh Trinh được bổ làm Tri phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội, có tiếng là công minh chính trực; có lần ông đã phạt đánh roi một tu sĩ người Pháp cậy thế lộng hành.

- Làm tri phủ ít lâu thì cha mất, năm 1093, ông từ quan về quê ở ẩn. Lúc trở lại làm quan được thăng chức Án sát tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên.

- Ông là người thạo cầm, kì, thi, họa, am hiểu nghệ thuật kiến trúc, đã vẽ kiểu chùa Thiên Trù (Hương Sơn) khi trùng tu

- Ông mất năm 1905, khi mới 43 tuổi.

2. Sự nghiệp văn học

- Ông đoạt giải nhất thơ Nôm trong cuộc thi vịnh Kiều năm 1905 tại Hưng Yên

- Ông là tác giả bài phú Hàm Tử quan hoài cổ

- Là một danh sĩ, Chu Mạnh Trinh nổi tiếng là người có tài văn chương. Tác phẩm nổi tiếng của Chu Mạnh Trinh là bài hát nói Hương sơn phong cảnh ca'

II. Tìm hiểu tác phẩm Hương Sơn phong cảnh

1. Xuất xứ

- Văn bản in trong Việt Nam ca trù biên khảo, Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 1995; có tham khảo văn bản Bài ca phong cảnh Hương Sơn, Ngữ Văn 11, tập một, Hoàng Như Mai, chủ biên, NXB Giáo dục, 2005.

2. Bố cục Hương Sơn phong cảnh

Văn bản Hương Sơn phong cảnh được chia thành 3 phần:

- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Sự ngạc nhiên của chủ thể trữ tình khi lần đầu đặt chân đến Hương Sơn.

- Phần 2 (14 câu thơ tiếp): Vẻ đẹp của khung cảnh Hương Sơn qua cái nhìn của chủ thể trữ tình.

- Phần 3 (còn lại): Cảm xúc của chủ thể trữ tình sau khi tham quan cảnh đẹp Hương Sơn.

- Bài hát nói biến thể thì số khổ giữa có thể tăng (gọi là dôi khổ) hoặc giảm (gọi là thiếu khổ). Trong bài hát nói, quy định về số tiếng, cách gieo vần và ngắt nhịp tương đối tự do

3. Giá trị nội dung của Hương Sơn phong cảnh

- Văn bản thể hiện được vẻ đẹp của Hương Sơn với vẻ nên thơ, trầm tĩnh và yên bình

- Cho thấy tâm trạng và nỗi niềm của chủ thể trữ tình hay cũng chính là tác giả:

- Sự ngạc nhiên, thích thú và thỏa mãn khi đặt chân tới phong cảnh Hương Sơn, qua đó bày tỏ lòng yêu nước, yêu thiên nhiên của mình

- Nỗi niềm muốn tránh xa thế sự, lui về ở ẩn tìm bình yên, an nhàn của mình

4. Giá trị nghệ thuật của Hương Sơn phong cảnh

- Ngôn từ kết hợp sử dụng từ Hán Việt và thuần Việt

- Sử dụng biện pháp đảo ngữ, câu hỏi tu từ

- Phong cảnh trong văn bản được miêu tả, quan sát tỉ mỉ

- Hệ thống vần nhịp kết hợp với ngôn từ trong bài thơ tạo nên tiết tấu, âm hưởng chậm rãi, như một bài ca

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hương Sơn phong cảnh

1. Giới thiệu khái quát phong cảnh Hương Sơn được tả từ xa trong tầm mắt của du khách

- Bầu trời cánh Bụt: bốn từ đã gợi cho người đọc cảm giác đến một nơi thần tiên thoát tục, không gian mênh mông thanh khiết.

- Hương Sơn đẹp còn bởi khung cảnh hùng vĩ của núi non trùng điệp.

- Nhịp 2/2 và điệp từ “non non”, “nước nước”, “mây mây”, như bày ra một quần thể núi non sông nước hang động trập trùng, vốn là nét độc đáo của nơi này.

- Giọng điệu câu thơ thể hiện vẻ ngạc nhiên thích thú, niềm sung sướng thỏa mãn khi được đến một nơi nổi tiếng

- Câu hỏi và cách nhắc lại lời người xưa để khẳng định một lần nữa vẻ đẹp của Hương Sơn. (Thủ Hương Sơn ao ước bấy lâu nay./“Đệ nhất động” hỏi lờ đây có phải?)

=> Người ngắm cảnh không chỉ là tín đồ hành hương mà còn là du khách yêu cảnh thiên nhiên, yêu đất nước, một thi nhân dào dạt cảm xúc.

2. Cảnh suối, rừng và tiếng chuông chùa nơi Hương Sơn

- Điệp từ “này”, cách liệt kê các địa danh giúp người đọc hình dung ngay vẻ đẹp của một quần thể có cao thấp, có suối, chùa, hang, động, có thiên tạo lẫn nhân tạo.

- Riêng đối với hang động ở Hương Sơn, nhà thơ không chỉ nêu tên mà dừng lại tả cụ thể, tỉ mỉ trong bốn câu (Nhác trông lên ai khéo họa hình,/Đá ngủ sác long lanh như gấm dệt/Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,/Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây)

- Đại từ “ai” được dùng ở đây diễn tả sự kinh ngạc trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Theo dân gian, trong hang động có hai ngả, đường lên trời và đường xuống âm phủ.

=> Câu thơ tả thực mà vẫn lãng mạn với màu sắc, đường nét, ánh sáng và cảm giác huyền ảo, bồng bềnh như tiên cảnh.

3. Cảm xúc của tác giả khi đến Hương Sơn

- Cảm xúc và suy nghĩ về đất nước (Chừng giang sơn còn đợi ai đây,/Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt)

+ Giang sơn, trước hết là muốn nói đến cảnh Hương Sơn, là thiên nhiên tươi đẹp, sâu xa hơn là nói đến đất nước đang cần đến tấm lòng của con người. Câu thơ bày tỏ tình yêu nước thầm kín của nhà nho Chu Mạnh Trinh.

+ Với hệ thống từ ngữ của đạo Phật, kết thúc bài thơ tác giả đưa ta trở về không khí thần tiên thoát tục của cảnh Hương Sơn, mang lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

=> Câu thơ cuối là tâm trạng của nhân vật trữ tình. Ở đây ta không chỉ tìm thấy một nhà thơ sống phóng khoáng lãng tử, thoát ly hiện thực mà còn là một kẻ sĩ nặng lòng với đất nước.

IV. Đọc tác phẩm:  Hương Sơn phong cảnh

Bầu trời, cảnh bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.
Kìa non non, nước nước, mây mây,
Đệ nhất động hỏi là đây có phải?
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh.
Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình:
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Chập chờn mấy lối uốn thang mây.
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hoá khéo ra tay xếp đặt?
Lần tràng hạt niệm “Nam vô Phật”,
Cửa từ bi công đức biết là bao.
Càng trông phong cảnh càng yêu!

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời

Tác giả - tác phẩm: Hương Sơn phong cảnh

Tác giả - tác phẩm: Thơ duyên

Tác giả - tác phẩm: Lời má năm xưa

Tác giả - tác phẩm: Nắng đã hanh rồi

Đánh giá

0

0 đánh giá