Soạn bài Hương Sơn phong cảnh | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10

12.4 K

Tài liệu soạn bài Hương Sơn phong cảnh Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Hương Sơn phong cảnh hay nhất

Trước khi đọc

Câu hỏi trang 65 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

Trả lời:

     Chùa là một địa điểm linh thiêng nhưng ở đó cũng quy tụ những nét đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại. Ngôi chùa mình muốn giới thiệu hôm nay là chùa Hương.

     Chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Vẻ đẹp nơi chùa Hương có thể nói là được tạo nên từ bàn tay khéo léo, kì công của con người và sự ban tặng của mẹ thiên nhiên. Các chùa được xây rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng bên dưới là những hàng cây xanh thẳm. Văng vẳng trong không gian là tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách lúc gần lúc xa. Hình ảnh và âm thanh hòa quyện với nhau tạo nên một không gina tuyệt diệu. Từ bên ngoài, cửa động như miệng một con rồng khổng lồ ăn sâu vào trong lòng núi. Ánh đèn nến lung linh, huyền ảo cùng nhưng nhũ đá, cột muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Không hổ danh nơi này được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động”.

     Đến với chùa Hương, bạn không chỉ cảm nhận được sự thiêng liêng, huyền bí mà còn được thưởng trọn sự giao hòa của thiên nhiên đất trời.

Đọc văn bản

Câu 1 trang 66 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Lưu ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.

Trả lời:

     Những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình: Đệ nhất động, ao ước.

Câu 2 trang 66 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?

Trả lời:

     Hình dung của bản thân về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ: Hương Sơn với nhiều động khác nhau, mỗi động mang một nét đẹp riêng. Khung cảnh nơi đây tuyệt đẹp, thơ mộng, trữ tình và đa sắc màu. (Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt, hang lồng bóng nguyệt, lối uốn thang mây).

Câu 3 trang 66 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.

Trả lời:

- Số tiếng trong mỗi dòng không đồng nhất: câu 15 (7 tiếng), câu 16 (8 tiếng), câu 17 (7 tiếng), câu 18 (8 tiếng), câu 19 (6 tiếng) à có sự xen kẽ số tiếng ở câu 15 – 18.

- Cách gieo vần không có định, tự do, có gieo vần “ay” ở “đây” và “tay”.

- Cách ngắt nhịp tự do.

- Cách kết thúc bài thơ sử dụng cấu trúc “càng...càng” à chủ thể trữ tình muốn bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình trước phong cảnh Hương Sơn.

Sau khi đọc

Câu 1 trang 67 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Xác định bố cục bài thơ.

Trả lời:

- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Sự ngạc nhiên của chủ thể trữ tình khi lần đầu đặt chân đến Hương Sơn.

- Phần 2 (14 câu thơ tiếp): Vẻ đẹp của khung cảnh Hương Sơn qua cái nhìn của chủ thể trữ tình.

- Phần 3 (còn lại): Cảm xúc của chủ thể trữ tình sau khi tham quan cảnh đẹp Hương Sơn.

Câu 2 trang 67 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.

Trả lời:

     Một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn dược gợi tả qua các đoạn thơ: họa hình, long lanh, thăm thẳm, lối uống thang mây, đệ nhất động.

Câu 3 trang 67 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?

Trả lời:

     Chủ thể trữ tình của bài thơ là tác giả và đó là chủ thể ẩn.

Câu 4 trang 67 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ

Trả lời:

- Bốn câu thơ đầu:

+ Sự ngạc nhiên, thích thú, thỏa mãn của chủ thể trữ tình khi đã được đặt chân đến Hương Sơn phong cảnh, nơi mà người đã ao ước bấy lâu nay, nơi được mệnh danh là “Đệ nhất động” (Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay/”Đệ nhất động” hỏi nơi đây có phải?”).

- 14 câu thơ tiếp:

+ Chủ thể trữ tình cảm nhận cảnh vật một cách thực tế nhất.

+ Chủ thể trữ tình liệt kê và miêu tả chi tiết những cảnh đẹp nơi Hương Sơn, so sánh với những hình ảnh mĩ lệ (long lanh như gấm dệt; lối uốn thang mây;...) => sự quan sát tỉ mỉ từng nét đẹp, từng ngóc ngách của chủ thể trữ tình.

- 5 câu thơ cuối:

+ “Chừng giang sơn còn đợi ai đây”: “giang sơn” chính là đất nước. Ngoài việc muốn nói đến vẻ đẹp của Hương Sơn, chủ thể trữ tình cũng muốn bày tỏ tình yêu nước thầm kín của mình.

+ Chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp tình yêu của mình tước vẻ đẹp của Hương Sơn, sự khóng khoáng, lãng tử qua câu thơ cuối “Càng trông phong cảnh càng yêu”.

Câu 5 trang 67 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả của cách xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tình yêu thiên nhiên, sự say mê cảnh đẹp và tình yêu đất nước.

+ Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu giá trị tạo hình (thăm thẳm, long lanh, lối uốn thang mây).

+ Sử dụng biện pháp tu từ so sánh (Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt).

+ Sử dụng liên tiếp ba cặp từ láy (non non, nước nước, mây mây).

+ Sử dụng câu thơ bộc lộ trực tiếp tâm trạng của chủ thể trữ tình (Càng trông phong cảnh càng yêu).

=> Tất cả góp phần miêu tả vẻ đẹp nơi Hương Sơn phong cảnh hiện lên trước mắt người đọc cụ thể, rõ rệt. Từ đó góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ và tình cảm của chủ thể trữ tình khi được đặt chân đến nơi đây.

Câu 6 trang 67 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.

Trả lơi:

     Khi đọc toàn bộ bài thơ, ta có thể thấy vần và nhịp trong bài khá tự do, không theo một quy tắc nhất định. Chính sự tự do trong cách ngắt nhịp và gieo vần ấy giúp bài thơ thêm phần sáng tạo, giúp chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp những tình cảm tha thiết của mình trước vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn nói riêng và vẻ đẹp của đất nước mình nói chung.

Câu 7 trang 67 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp đến tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.

Trả lời:

     Nhắc đến cảnh đẹp của Việt Nam thì không thể bỏ qua cái tên Vịnh Hạ Long. Trên một diện tích rất rộng của mặt nước phẳng lặng trải đều những dãy núi đá với kích thước và hình dáng khác nhau. Ta cảm thấy cảnh tượng kì lạ này do cây bút thần của một họa sĩ thiên tài tạo ra vậy. Càng đi sâu hơn nữa vào vịnh, ta càng thấy vịnh phong phú và đa dạng, càng thấy màu sắc của người họa sĩ vĩ đại và thiên nhiên lộng lẫy hơn. Rất nhiều những động nhỏ, to, có hang thông suốt qua núi đá. Nếu đi thuyền vào trong hang động, bạn sẽ rơi vào một thế giới kì lạ. Có những vòm đá cao rũ xuống những dãy thạch nhũ bằng đá mang sắc thái khác nhau. Đẹp nhất có lẽ là hang “Đầu Gỗ”. Đây là cung điện với nhiều gian phòng, với nhiều tầng lớp ngoắt ngoéo. Chỉ một giọt nước nhè nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng , tạo ra một âm thanh thú vị giống giai điệu của bản nhạc nhẹ. Hạ Long vẫn đang ngày một phát triển hơn, hiện đại hơn để thu hút khách du lịch tham quan. Bạn suy nghĩ gì về Vịnh Hạ Long, cùng chia sẻ cho mình biết nhé!

Tóm tắt bài Hương Sơn phong cảnh

Hương Sơn hiện lên với cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp khiến ai cũng phải choáng ngợp, sững sờ khi bao quát vẻ đẹp hùng vĩ của nó. Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ bộc lộ sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, đẹp đến nỗi nhà thơ như không tin vào mắt mình. Cảnh Hương Sơn với ba đặc trưng: thiên nhiên thoát tục, núi non trùng điệp, hùng vĩ và hang động đẹp nhất trời Nam; bao trùm lên đó là tình cảm tràn ngập say mê con người. Bài thờ được chia làm 3 phần, phần 1 gồm 4 cầu đầu khái quá Hương Sơn, phần 2 gồm 10 câu giữa tả cảnh Hương Sơn, phần 3 là năm câu cuối nói suy niệm của tác giả.

Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Soạn bài Thơ duyên

Soạn bài Lời má năm xưa

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 71 Tập 1

Đánh giá

0

0 đánh giá