Văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật - Nội dung, tác giả, tác phẩm

6.9 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Cuộc tu bổ lại các giống vật lớp 10.

Cuộc tu bổ lại các giống vật - Ngữ văn lớp 10

I. Tác giả văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật

- Tác giả dân gian.

- Theo Nguyễn Đổng Chi trong “Lược Khảo về thần thoại Việt Nam”.

II. Tìm hiểu tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật

1. Thể loại: Thần thoại Việt Nam

2. Tóm tắt

Cuộc tu bổ lại các giống vật - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Câu truyện bắt đầu bằng cuôc tu bổ muôn loài. Những loài vật nào chưa đầy đủ có thể đến tìm thiên thần để xin tu sử, bổ sung cánh, chân,… Các loài vật đều tranh nhau xin những bộ phận mình còn thiếu. Chó và Vịt vì đến muộn nên đã hết nguyên liệu, thiên thần bèn bẻ tạm chân ghế để lắp cho hai loài này và dặn lúc ngủ phải co chân lên. Từ đó Chó và Vịt đều co chân lúc ngủ. Chiền chiện, đỏ nách và ốc cau cũng đến xin một chân. Thiên thần liền bẻ chân hương để lắp cho loài vật và dặn chúng dùng phải cẩn thận. Từ đó các loài chim này có thói quen chới với ba lần trước khi đậu.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Bố cục

- Phần 1 (Từ đầu … hết nhẵn): Ngọc Hoàng mở cuộc tu bổ cho loài vật

- Phần 2 ( tiếp theo … hết): Cuộc tu bổ của các loài vật

5. Giá trị nội dung:

- Lý giải đặc điểm phần chân của chó, vịt, chiền chiện, đó nách và ốc cau

6. Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng thành công các yếu tố kì ảo hoang đường

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật

1. Ngọc Hoàng mở cuộc tu bổ cho loài vật

- Một số loài vật có cấu tạo chưa đầy đủ

- Ngọc Hoàng sai Thiên thần mang nguyên liệu xuống tu bổ cho loài vật

2. Cuộc tu bổ của các loài vật

- Cuộc tu bổ của chó và vịt

+ Chó và vịt đến muộn nên đã bị hết sẵn nguyên liệu

+ Chó và vịt nài nỉ, thiên thân thương tình bèn bẻ chân ghế để lắp cho chó và vịt

+ Thiên thần dặn cho và vịt dùng phải cẩn thận

+ Từ đó trở đi, mỗi lúc ngủ, chó và vịt đều co một chân lên để bảo vệ chân của mình

- Cuộc thu bổ của chiền chiện, đó nách và ốc cau

+ Chiền chiện, đó nách và ốc cau do Ngọc Hoàng tạo muộn nên bị thiếu một chân

+ Thiên thần lấy chân hương để lắp cho các loài vật này

+ Thiên thần dặn các loài chim này dùng phải cẩn thận không gãy

+ Từ đó về sau, các loài chim giữ thói quen chơi vơi trước khi đậu

=> Câu truyện đã lý giải thói quen ngủ co chân của chó và vịt, đậu chơi vơi của chiền chiện, đó nách và ốc cau. Qua đó thể hiện khao khát muốn giải thích tự nhiên, làm chủ muôn loài của con người.

=> Câu truyện sử dụng yếu tố kì ảo hoang đường, tình huống truyện bất ngờ tạo kịch tính cho người đọc.

IV. Đọc tác phẩm: Cuộc tu bổ lại các giống vật

Ngọc Hoàng trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra vạn vật. Nhưng lúc sơ khỏi, một phần vì thiếu nguyên liệu, một phần cũng vì vội vàng muốn có một thế giới ngay trong một sớm một chiều cho nên có một số động vật có thể cấu tạo chưa được đầy đủ: có con thiếu cánh, có con thiếu chân,...

Vì thế sau đó, có một hôm Ngọc Hoàng phái ba vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi để làm công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật nào mà cơ thể còn chưa được đầy đủ. Tin ấy ban bố ra, mọi giống vật đều tranh nhau tìm đến nơi ở của Thiên thần để xin những thứ mà mình cần thiết. Thiên thần cố lo làm tròn nhiệm vụ trong những ngày lưu lại ở hạ giới. Mọi giống vật khi ra về đều lấy làm thoả mãn.

Khi phân phát mọi nguyên liệu cho các giống vật vừa hết thì có con vịt và con chó cùng đến một lần xin cho mình mỗi con một cẳng' thiếu vì chó chỉ mới có ba cẳng mà vịt thì mới có một. Thấy họ đến, Thiên thần từ chối với lí do các nguyên liệu đều đã hết nhẵn.

Nhưng sau thấy hai con vật nài nỉ dữ quá, Thiên thần thương tình bèn tạm bẻ chân ghế chắp một chân cho con vịt và một chân sau bị thiếu cho con chó. Thiên thần dặn vịt và chó rằng:

- Khi nào ngủ chớ để cẳng này xuống đất sợ nó dây phải bùn nước lâu ngày mục đi chăng. Vậy cần phải giơ lên cho nó khô ráo.

Vịt và chó đều nhất nhất vâng lòi. Vì thế mà sau này hai giống vật ấy lúc nào ngủ đều có một cẳng giơ lên trên không. 

Sau khi vịt và chó ra về, cả ba Thiên thần soạn sửa lên trời thì bỗng lại có mấy loại chim khác cùng đến một lúc như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,...

Bọn chúng vì lúc mới được sáng tạo, Ngọc Hoàng làm vội nên con nào cũng thiếu cả hai chân. Thấy Thiên thần khoát tay từ chối, bọn chúng lấy có là vì nghe tin quá chậm lại vì không có chân nên không đi được nhanh mà cố vật nài Thiên thần giúp cho mình. Một trong số ba Thiên thần thấy chúng khẩn cầu mãi mới bẻ một nắm chân hương, gắn cho chúng mỗi con một đôi làm chân. Khi thấy chân mình quá yếu ớt, bọn chim kia kêu lên:

– Chết nỗi. Chân như thế này thì đậu thế nào cho vững được.

Thiên thần trả lời:

– Hãy chịu khó giữ gìn một chút là được. Bao giờ muốn dùng nó thì hãy đặt nhóm chân xuống đất xem có vũng không đã rồi hãy đậu. Sau này nếu có gẫy chúng ta lại sẽ thay thứ khác.

Vì thế mà từ đó dòng dõi các loại chim ấy còn giữ thói quen chơí với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Đi san mặt đất

Tác giả - tác phẩm: Cuộc tu bổ lại các giống vật

Tác giả - tác phẩm: Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

Tác giả - tác phẩm: Gặp Ka -ríp và Xi – la

Tác giả - tác phẩm: Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

Đánh giá

0

0 đánh giá